| Hotline: 0983.970.780

Cả năm không biết "mùi" thịt

Thứ Ba 02/02/2010 , 10:26 (GMT+7)

Chúng tôi về khi trời đã tối. Vợ trưởng bản Pồ Phát (Bính Xá, Đình Lập, Lạng Sơn) đã đun sẵn một nồi nước lớn. Mấy tối nay, nhà trưởng bản đông khách lắm...

Chị Triệu Tài Múi bên cửa buồng đã bị sụt đất gần sập

Chúng tôi về khi trời đã tối. Vợ trưởng bản Pồ Phát (Bính Xá, Đình Lập, Lạng Sơn) đã đun sẵn một nồi nước lớn trên chiếc bếp củi tống tới mấy thân gỗ lớn, cháy rừng rực, nóng sực cả gian bếp bám đen bồ hóng. Chiếc nồi bằng đồng, có miệng loe và thắt eo ở giữa mà có tìm mỏi mắt ở thôn quê đồng bằng cũng chẳng thấy. Chị giục: “Nhà báo đi tắm đi”. Mấy tối nay nhà trưởng bản Báo đông khách lắm...

>> Những vùng đất khốn khó

Sáng ra, trong cơn ngái ngủ, tôi loáng thoáng tiếng móng ngựa khua lộp cộp. Mùa đông miền ngược bà con thả rong trâu, bò, ngựa để tự chúng vào rừng tìm thức ăn nhưng dạo này cây khô, cỏ héo nên lũ ngựa khôn lỏi toàn tìm vào dưới chái nhà lục ăn vụng củ, rễ khoai lang. Chính tục lệ thả rông này khiến Hoàng Văn Tá mất trâu mấy tháng vừa rồi tìm thấy một con giông giống trâu nhà mình liền kéo về đi cày nhưng một chủ ở xã khác cũng nhận trâu. Cả hai đang chuẩn bị cho vụ kiện sắp xử lưu động ở trung tâm xã.

Chủ tịch UBND xã Bính Xá Bế Văn Hang trăn trở lắm cho sự tụt hậu cả thế kỷ của người dân quê mình. Anh cho biết năm rồi xã giảm nghèo được 51 hộ nhưng phát sinh thêm 66 hộ nghèo mới bởi Cty lâm nghiệp Đình Lập khai thác thông nên không còn cây để chích nhựa nên nhiều người thất nghiệp. Cũng chính vì lần khai thác này mà nhiều dân đói trở thành lâm tặc như một lẽ dĩ nhiên, một điều tất yếu của cuộc sống. Họ vào rừng trộm gỗ của lâm trường đem đi bán, rộ nhất hồi tháng 6, tháng 7 vừa rồi.

“Cty cũng có báo hiện tượng dân vào trộm gỗ với xã nhưng chẳng bắt được ai vì lúc người này chặt vài cây ở một khoảnh, khi người nọ đốn vài gốc ở một nơi. Giờ Cty lại lợi dụng việc dân chặt gỗ để khai thác thêm. Bình thường họ phải khai thác trong chỉ tiêu, kế hoạch giờ thì tràn lan lắm. Theo chỉ đạo của huyện, của tỉnh Cty chỉ được gom những cây dân đã chặt họ lại nhiều khi chặt băng cả đồi. Xã cũng đã báo cáo việc này với huyện vì sợ ảnh hưởng đến môi trường, đến nghề chích nhựa nhưng vẫn chưa thấy hồi âm”- ông Chủ tịch ủ ê. Hiện Cty đang có cỡ trên 3.000 ha thông, nhiều phần đất sát với làng bản.

“Đất Cty chiếm nhiều quá, xã đề nghị can thiệp chuyển giao một số phần đất, nhất là chỗ gần làng bản cho bà con để họ trồng rừng… Rừng thông ấy ngày xưa dân trồng được nhà nước đổi công bằng mì, bằng gạo, lâm trường mà sau này là Cty chỉ là người chủ quản thôi. Chính vì chuyện thiếu đất mà đã từng xảy ra xô xát giữa dân với cán bộ lâm trường, may mà chúng tôi cử lực lượng đến giải quyết kịp. Không có đất, không có cây thông, có xoá đói, giảm nghèo cũng không thể bền vững được vớ”- ông Hang khẳng định.

Ngoài băn khoăn về chuyện đất rừng, ông Hang còn cố nhắn gửi nỗi khổ tận cùng bởi không con đường nơi đây. Quốc lộ 31 chạy lên tận biên giới được làm những năm 60 khi anh chủ tịch xã còn trẻ con ở chuồng chạy nhông nhông. Bấy giờ nó là con đường cấp phối trải đá. Giờ con đường vẫn không có tí nhựa nào và cũng chẳng biết nên gọi nó là đường nữa không bởi xe cộ đi lại đã khiến nó thành thùng, thành vũng, thành cục như lòng suối cạn. Quốc lộ 31 bị lãng quên cả 40 năm nay, qua nhiều đời chủ tịch xã, không chỉ Bính Xá kêu mà những xã khác cũng cầu cứu mà tiếng kêu của kẻ khó vẫn không thoát qua khỏi ngọn cây, đỉnh núi nơi biên ải….

Lúc đầu được giới thiệu của anh Chủ tịch UBND xã Kiên Mộc về bốn bản vùng cao người Dao khó khăn tột bậc, có lẽ cũng bởi cái sự lười, tôi định chọn bản Tùm - nơi dễ đi nhất, chỉ cách trung tâm xã chừng 2 tiếng đi bộ nhưng trong quá trình đi cùng Bí thư đoàn thanh niên, tôi được nghe câu chuyện về những người ở bản Hin Đăm cả năm chưa biết mùi thịt, cá nên đành nhờ anh dẫn lối. Đường vào bản, khó vượt bậc so với hình dung ban đầu vì nhiều dốc chỉ dắt xe rồi lội bộ ròng rã, leo mãi, leo mãi đến tận nơi có đỉnh núi quanh năm mù sương, đó chính là bản người Dao Thanh Phán.

Ở nhà trưởng bản, và vội bát cơm lót bụng, tôi cùng anh lại cuốc bộ ngược đèo dốc đến nhà Triệu Tài Múi. Mới trên 30 tuổi, Múi đã có 6 con, đứa lớn 15 tuổi, đứa nhỏ nhất 5 tuổi. Chồng Múi là Dương Trống Phòng bị ốm 4 năm liền, không có tiền đi bệnh viện nên cũng chẳng biết bị bệnh gì, cúng mãi chẳng khỏi, chết tức tưởi khiến chị thành gái goá. Nhà Múi không có ruộng, chỉ có mỗi 1 ha rừng, để nuôi đàn con chị phải thuê ruộng mà làm rồi bạt đồi trồng sắn. Vụ rồi hạn hán phá nhiều quá, thu chỉ có 4 bao thóc nên quanh năm ăn cháo sắn.

Trong ngôi nhà trình tường bằng đất, tài sản lớn nhất của chị Múi là chiếc quạt hòm, dạng quay tay. Ngoài cái quạt hòm, ngôi nhà gần như trống không, chẳng có đồ đạc gì, chỉ có mấy sợi dây rừng chị Múi vừa lấy về, không biết để uống hay để bán. Lũ trẻ đi học vắng, chị Múi lụi cụi xúc bát cháo sắn, mang ra xó bếp để ăn, sắn nhiều hơn gạo. Thế mà Múi ăn ngon lành. Thứ sắn ấy được mẹ con chị trồng ngay ở vạt nương dưới chân đồi gần nhà. Cả năm mấy mẹ con chị chỉ biết đến mùi thịt cá đúng một lần vào dịp Tết. Còn không cứ cháo sắn trường kỳ mà diễn. Đôi lúc thèm khát thịt quá, mấy đứa nhỏ con chị rủ nhau đi bẫy chuột về nướng tranh nhau ăn khi miếng thịt còn nóng rẫy, nửa sống nửa chín trên bếp.

Trời rét, chiếc áo mỏng rách của chị Múi được chằng buộc bằng dây rồi cả mấy chiếc kẹp tóc hỏng mà vẫn cứ bung ra như cánh buồm gặp gió. Đôi bàn chân hình như chưa bao giờ đi dép to bè, lấm lem bùn đất. Nhà Múi có 5 con gà con con. Không đài, không biết tờ tiền to nhất là bao nhiêu mà chị chỉ biết đến tờ 50.000đ lúc bán lợn. Thế nhưng cũng chẳng bao giờ chị cầm được tờ tiền đó được vài ngày bởi phải đi chợ mua mắm muối. Một năm chị Múi xuống núi 1-2 lần dù bản chị cách thị trấn Đình Lập có 14-15km đường dốc. Mỗi lần như thế chị phải đi bộ chừng 3 tiếng mang ít gừng xuống bán, mua 4-5 lít dầu hoả và 15-16 kg muối rồi gùi về, khi đến nhà là sẩm tối. Sở dĩ phải mua muối nhiều thế vì có muối cho nhiều vào nồi canh rau mặn chát mới dễ nuốt khi ăn kèm cháo sắn. 

Bây giờ toàn bộ số tiền mà 7 mẹ con nhà chị Múi có vẻn vẹn 10.000đ. Có lẽ với người đàn bà đông con này Tết nhất là một thứ gì không có hình thù, không rõ mặt mũi. Hỏi những thứ vật dụng phổ biến ở dưới xuôi như ti vi, xe máy, quạt điện, chị Múi ngẩn người ra một lúc rồi khoe qua phiên dịch là trưởng bản: “Tao cũng được ngồi sau xe máy mấy lần rồi đấy, thích hơn đi bộ nhiều lắm vớ”. (còn nữa)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm