| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh nông dân Nam Bộ

Thứ Hai 15/11/2010 , 16:14 (GMT+7)

Bắt con cá lóc nướng trui/ Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa (ca dao). Người Nam bộ hào sảng, hiếu khách. Người Nam bộ ít lo “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn”. Điều đó ai cũng biết. Loạt phóng sự này không bàn hay tranh cãi về tính cách người Nam bộ, chỉ xin đưa ra một góc nhìn qua những gì mắt thấy tai nghe.

Bắt con cá lóc nướng trui/ Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa (ca dao). Người Nam bộ hào sảng, hiếu khách. Người Nam bộ ít lo “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn”. Điều đó ai cũng biết. Loạt phóng sự này không bàn hay tranh cãi về tính cách người Nam bộ, chỉ xin đưa ra một góc nhìn qua những gì mắt thấy tai nghe.

Phong lưu trong cảnh bần hàn

Vẫn biết rằng nông dân Nam Bộ không quá lam lũ như ở những vùng đất khác nhưng cũng khó ngờ là họ có một cuộc sống phong lưu, nhàn nhã đến thế.

Phải lai rai đã

Trước khi đi tìm hiểu về đời sống của người nông dân Nam Bộ, một đồng nghiệp của tôi ở ĐBSCL mách nước rằng “nơi dễ nhất để gặp nông dân miền sông nước không phải trên ruộng đồng mà là ở các sòng nhậu”. Ban đầu cứ nghi nghi nhưng suốt mấy tuần lang thang ở miền đất này tôi thấy quả thế thật khi đến cả cán bộ xã ở nhiều nơi gọi chuyện nhậu của nông dân thành cả một “phong trào”. Để tiếp xúc được với một số nông dân ở tỉnh Sóc Trăng không có cách nào khác ngoài việc nhập sòng nhậu với họ.

“Dù anh có là nhà báo thì cũng phải quất vài ly sương sương thì tụi tui mới chịu ngồi trò chuyện”. Thạch Luông, một nông dân ở ấp Nước Mặn, xã Long Phú, huyện Long Phú đã “mặc cả” như thế khi tôi lân la tìm hiểu về cuộc sống nhà nông ở vùng này. Sòng nhậu của Luông có 5 người, đều là nông dân cùng cảnh ngộ trong ấp và thường được tổ chức vào những hôm rảnh rỗi, không có việc làm.

Dân ấp Nước Mặn này chỉ có ruộng hoặc đi làm mướn. Ở vào thời điểm này, ruộng đồng thì ngập mặn không thể cày cấy, trời lại mưa nên muốn đi làm mướn cũng chẳng ai thuê nên hôm nay lại là một ngày nhàn nhã của họ. Thấy khách lạ, vợ Luông là Thị Tum cũng kéo ghế nhập cuộc hóng chuyện và tất bật xách chai đi mỗi khi hết rượu. Những câu chuyện không đầu không cuối, rượu miền Nam không nặng đô nhưng cũng đủ để khiến tay chân bủn rủn. Càng bủn rủn hơn khi nghe họ trình bày “thời gian biểu” một ngày bình thường.

Nhà Luông có 4 khẩu, sống hoàn toàn dựa vào ruộng và đi làm thuê vào những vụ mùa. Hai vợ chồng và đứa con lớn ngoài chuyện đồng áng thì rời quê đi lao động tự do là nghề chính. Thế nhưng gia cảnh và cách sống của gia đình lại là hai điều hoàn toàn trái ngược. Trung bình một công làm thuê như đốn mía thuê được một trăm ngàn nhưng cũng trong ngày ấy cả nhà tốn khoảng năm chục ngàn vào tiền ăn sáng và… uống cà phê.

Nông dân ở Long Phú xem uông cà phê là thói quen thường nhật nên từ đầu thôn đến cuối ấp quán cà phê cóc mọc như nấm. Trên con đường đất đi vào các ấp nếu bắt gặp hình ảnh từng nhóm nông dân ngồi uống cà phê và chơi tá lả thì cũng đừng cho là chuyện lạ bởi như chính lời nông dân Luông thì: “Mình nghèo cũng đã nghèo rồi. Làm cũng phải có lúc chơi chứ”.

 Có lẽ đó cũng là lý do dù mang tiếng đi làm cực nhọc nhưng việc ký nợ khi hết gạo, lúc thiếu thốn vật dụng sinh hoạt đã là chuyện quá bình thường. Mỗi lần trong nhà thiếu chai mắm, lọ tương thì chị Tum đi mua theo kiểu “mua bằng mặt”. Họ giải thích rằng đó là kiểu mua đưa mặt đến ký nợ rồi hẹn đến ngày mùa sẽ trả. Cũng có khi số tiền nợ lớn quá không trả nổi lại hẹn tiếp đến mùa sau. Nếu đem ra hạch toán thu chi rõ ràng thì số tiền làm mướn hàng năm của cả hai vợ chồng muốn trả nợ cũng chật vật chứ đừng nói đến sắm sửa trong nhà.

“Không ai vô tư như nông dân Nam Bộ”, câu khẳng định của ông bạn đồng nghiệp đi cùng không phải không có cơ sở khi chứng kiến cảnh người dân chung một quan niệm là “ăn trước làm sau”. Từ dạo lấy nhau đến nay đã hai mặt con nhưng chưa lúc nào cặp vợ chồng Luông, Tum hết nợ. Nợ từ khi vay họ hàng làm đám cưới cứ gối đầu lên những khoản sau này mỗi lúc nhà có chuyện. Vậy mà họ vẫn cứ quyết tâm vét tiền mua cho bằng được chiếc máy điện thoại Tàu có phát mấy bài vọng cổ để những lúc gầy sòng nhậu còn có thứ mua vui.

Giả sử giờ có chuyện lớn cần đến tiền thì phải làm sao, hai vợ chồng trả lời câu hỏi của tôi bằng những cái lắc đầu. Nhìn vào căn nhà lá dột lỗ chỗ của gia đình không ai dám nghĩ họ lại có cuộc sống “nhàn nhã” đến thế.

Máu đá gà hơn ra ruộng

Cũng chính vì quan niệm “ăn trước làm sau” ấy mà ngay cả ở một vùng đất vốn được xem là trù phú bậc nhất Nam Bộ là cánh đồng Năng ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) phần lớn nông dân vẫn nợ nần như thường. Sự trù phú của cánh đồng Năng được thể hiện bằng cuộc sống có phần dễ dãi của người nông dân vùng này.

Cá tôm chỉ cần thả giống xuống ao hồ đến mùa thu hoạch là tung vó kéo mà chẳng cần bỏ công đầu tư chăm sóc gì. Đất đai rộng lớn đến nỗi nó còn có tên gọi là “cánh đồng chó ngáp” bởi chó chạy trên đồng mệt quá phái đứng ngáp mà vẫn chưa đến bờ bên kia. Vậy thì tại sao nông dân vẫn cứ nghèo? “Nhậu nhẹt, đá gà, cờ bạc… trò gì dân đây cũng biết. Đất tốt nhưng không làm thì vẫn cứ nghèo thôi”. Đó là cách giải thích của nông dân Trần Văn Đen (32 tuổi) ở ấp 3 xã Phong Thạnh Tây A.

Để minh chứng cho kết luận của mình, anh Đen phân tích rằng: Cùng trên một cánh đồng Năng nhưng nếu dân miền Trung vào hay dân ở vùng khác đến làm thì 10 người giàu cả mười. Trong khi đó dân địa phương dường như bị nhiễm máu của công tử Bạc Liêu hay sao mà thích nhậu nhẹt, đá gà hơn là ra ruộng.

Là người đứng ra thu mua tôm cá cho nông dân nhưng không ít lần anh phải đến tận từng nhà năn nỉ bỏ nhậu, bỏ đánh bài đi lấy hàng cho mình. “Tôi đi bỏ hàng ở nhiều nơi người ta cứ chê hoài là nông dân quê mình không biết làm ăn. Nghĩ cũng tức nhưng sự thật là thế nên chẳng biết nói sao”.

Ngay chính trong gia đình anh Đen đã có sự đối lập. Bà chị dâu nhà Đen từ miền Trung vào lập nghiệp mới chỉ có 2 năm nhưng chịu khó lam lũ giờ đã là gia đình giàu có tiếng trong vùng. Trong khi đó ông em lấy vợ 5-6 năm nay rồi nhưng muốn cất một căn nhà lá ra riêng cũng phải nhờ đến bố mẹ. Những câu chuyện như thế gần như ai cũng biết nhưng chẳng hiểu sao nông dân ở đây vẫn không màng quan tâm và cứ để cái nghèo đeo bám.

Chẳng biết vì cung hay cầu mà ở Nam Bộ các dịch vụ như cà phê, quán nhậu, quán bi a, karaoke… nhiều vô kể. Thượng khách bước chân vào những nơi đó, phần lớn đều là nông dân chân lấm tay bùn. Nông dân Nam Bộ chẳng mấy tốn công cho nhà cửa. Vài cây tràm, lá dừa nước có sẵn, thế là thành nhà. Ở nhiều vùng quê, rặt một xóm toàn nhà lá như thế.

Thanh niên trong vùng hết tuổi đi học chẳng mấy ai bám ruộng đồng mà kéo nhau lên phố làm công nhân vì ở đó…vui hơn. Dù tính thu nhập thì một tháng làm công nhân đôi khi chỉ bằng nửa tháng ở nhà bắt tôm bắt cá. Mỗi lần cần vận chuyển hàng xuống thuyền đi buôn thì dù có trả công cao đến mấy anh Đen cũng khó tìm nổi một người trong ấp để thuê vì họ không muốn mang tiếng là làm mướn.

“Ở mảnh đất này nếu mà chịu khó thì không đâu giàu bằng. Tối tối đi đặt lờ sáng ra có thể kiếm ngày vài trăm ngàn là chuyện bình thường. Nhưng hình như thiên nhiên ưu đãi quá nên đâm ra nông dân làm biếng. Chẳng mấy nhà khá được mà toàn là nợ nần không. Đều từ cờ bạc, ăn nhiều hơn làm mà ra cả”- một cán bộ xã Phong Thạnh Tây A tâm sự.

Theo cách tính của vị cán bộ này thì một ngày với nhiều hộ dân ở trong xã chỉ lao động đúng 1-2 tiếng đồng hồ. Đơn giản là sáng ra đi xổ lờ, xổ đó được con cua, con cá mang về bán là xong. Còn lại thời gian không tụ tập nhau nhậu tới bến thì nhất định phải có trò gì đó để giết thời gian. Thành ra dịch vụ thịnh hành nhất ở trong xã là quán cà phê, quán nhậu, quán bi a…

Trong từng hộ gia đình, dù không dù có cũng phải cố tậu cho bằng được cái dàn karaoke vừa để cho bằng xóm giềng vừa hát hò mỗi khi nổi hứng. Nhộn nhịp chẳng thua gì thành phố, đời sống người dân tưởng chừng khá giả nức tiếng, vậy mà không ít nhà đến bữa vẫn phải chạy nợ thường xuyên.

Không phải là tất cả, nhưng ở những vùng đất chúng tôi đi qua, một bộ phận lớn nông dân Nam Bộ đang sống kiểu “phong lưu trong cảnh bần hàn” như thế.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm