| Hotline: 0983.970.780

Phát điên vì tiền

Thứ Tư 30/11/2011 , 08:51 (GMT+7)

Họ cùng nhau nuôi giấc mộng trở thành đại gia nhanh chóng, họ dồn tiền của vào những canh bạc kinh tế đầy may rủi để đổi đời. Và khi ngân hàng thắt chặt lãi suất, chứng khoán chạm đáy, bất động sản đóng băng… thì họ lại gặp nhau ở bệnh viện tâm thần.

Họ cùng nhau nuôi giấc mộng trở thành đại gia nhanh chóng, họ dồn tiền của vào những canh bạc kinh tế đầy may rủi để đổi đời. Và khi ngân hàng thắt chặt lãi suất, chứng khoán chạm đáy, bất động sản đóng băng… thì họ lại gặp nhau ở bệnh viện tâm thần.

Lên sàn - vào viện - nhảy cầu...

Canh bạc thời thượng dưới tên gọi chứng khoán đã đưa nhiều người lên tận mây xanh. Vậy nhưng, khi sắc đỏ loang ra, trầm ê và xuống đáy, nhiều đại gia chứng khoán ngày nào đã đổ nợ, phát điên.

Chứng khoán “xuống đáy”, anh em dứt tình

 Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) là một trong những trung tâm điều trị bệnh tâm thần đón nhiều bệnh nhân nhất ở Hà Nội. Năm 2010, tổng số bệnh nhân vào viện là 2.155 trường hợp, 17.504 trường hợp khám ngoại trú. Nhưng chỉ tính từ đầu năm đến tháng 9 năm nay đã có 3.260 bệnh nhân vào viện, 33.055 bệnh nhân khám ngoại trú. BS Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng T4 lắc đầu ngán ngẩm mà than rằng: Từ khi thị trường chứng khoán “chạm đáy”thì số bệnh nhân tăng, và ở đây cũng bắt đầu đón những trường hợp điên vì thua chứng khoán, điên vì mất tiền, điên vì vỡ nợ… 

Sau hàng loạt vụ vỡ nợ, bệnh viện tâm thần quá tải

Người đầu tiên nhập viện theo kiểu “điên vì tiền” là một đại gia trẻ tuổi tên N (28 tuổi) trú tại Thanh Trì, Hà Nội. Người mà khi nghe chuyện ai cũng thắc mắc: Không hiểu sao người như thế lại có thể điên được nhỉ?

Thắc mắc cũng phải, bởi xét về “đầu óc” thì N từng tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, còn hoàn cảnh gia đình lại là cháu đích tôn của cả dòng họ nên chẳng thiếu thứ gì. Hành trình trở thành “người điên” của N bắt đầu từ năm 2006, thời điểm mà chuyện đầu tư vào thị trường chứng khoán trở thành cả một phong trào.

Gia đình có chút điều kiện, lại học kinh tế nên N cũng muốn thể hiện làm sao cho người ta thấy mình là người “kinh tế”, nhất là đối với bà con trong họ tộc. Vét sạch sành sanh tiền của gia đình, N đổ hết vào chứng khoán bởi trong mắt anh “chỉ có con đường ấy mới nhanh giàu”. Dường như với những trò may rủi thì lần đầu bao giờ may, ít nhất là trong trường hợp của N. Ngay lần đầu tiên “lên sàn”, N trúng đậm lắm, nghe đâu lãi tiền tỷ chỉ trong chớp mắt.

Có tiền nên dễ nói chuyện, ở đâu người ta cũng thấy N nói về chứng khoán, về đô la, về giá vàng chẳng khác nào một chuyên gia kinh tế. Người trong họ nể phục, tự hào và hi vọng, còn xóm làng cũng mắt tròn mắt dẹt trước khối tài sản khổng lồ của đại gia trẻ tuổi đang nổi như cồn này. Lẽ thường, thấy người ta giàu nhanh ai cũng muốn học cách làm. Ban đầu là anh em họ, dần dà đến hàng xóm cũng tìm đến N xin được chỉ bảo.

Gặp thời chứng khoán “hưng phấn” nên N cứ như con gà biết đẻ trứng vàng cho cả cái làng này vậy. Sự giàu có của đại gia trẻ tuổi trở thành ma lực kéo những người xung quanh cùng nhau lên sàn gieo hi vọng. Đến thời điểm trước tháng 4 năm ngoái thì tài sản trên sàn của N phải tính hàng chục tỷ trở lên rồi. Vậy mà, chẳng ai ngờ đúng một năm sau đại gia này phải nhập viện tâm thần.

Đó là khi người ta thấy gia đình đưa đại gia N đến Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia trong trạng thái căng thẳng cao độ, mất kiểm soát hành vi, tinh thần hoảng loạn. Đại gia phát điên và điên vì vỡ nợ. Người trong họ nháo nhào, xóm làng xôn xao, hoảng loạn. Đặc biệt là những người “góp vốn lên sàn” với N cũng cuống cuồng đòi điên theo. Đến nỗi ngay cả khi vào viện tâm thần rồi cũng chẳng được yên ổn để mà điều trị vì người vào thăm đông quá.

Lạ ở chỗ, đi thăm bệnh nhân mà thái độ người nào cũng hùng hùng hổ hổ. Thì ra họ đến vì tình cảm thì ít mà mục đích chính là xem đại gia có điên thật hay không để còn biết đường mà đòi nợ. Quyết liệt nhất là ông anh họ, ngày nào ông cũng đến thăm cậu em bởi vì khi N “phất”, ông từng thế chấp ngôi nhà 7 tỷ để theo cậu em “lên sàn”. Bây giờ mất trắng, chỗ bấu víu duy nhất chỉ còn một người điên này thôi. Tội cho đại gia, cứ thấy ông anh “đến thăm” lại co rúm người sợ sệt. 

Quyết tâm tự tử để xóa nợ

Lên sàn rồi vào viện tâm thần tưởng đã là con đường bĩ cực nhất đối với những người ôm mộng trở thành đại gia chứng khoán. Nhưng không, trò chơi may rủi khiến không ít người phải đánh đổi cả tính mạng của mình. Bởi như bác sĩ Dũng phàn nàn, là người công tác ở viện tâm thần lâu năm, thường xuyên tiếp xúc với những bệnh nhân có những hành động kỳ quái nhưng ông vẫn thường xuyên bị ám ảnh. Ám ảnh từ những bi kịch quá xót lòng mà chính ông cũng như bao đồng nghiệp làm nghề này có “tài thánh” cũng phải chịu thua. “Người điên nhiều đã đành, có những người năm lần bảy lượt đòi tự tử bằng được vì thua lỗ tiền bạc”. 

BS Dũng đang điều trị cho bệnh nhân tâm thần

Có vào viện mới biết, khi người ta có vấn đề về thần kinh thì chuyện gì cũng có thể làm, kể cả việc…tự tử. Chẳng hạn như chuyện một đại gia nữ tên H, 38 tuổi ở huyện Gia Lâm (Hà Nội). Đặt chân vào thị trường chứng khoán năm 2007 khi vốn kiến thức kinh doanh của H chỉ là những chuyến buôn bán lặt vặt kiếm sống hàng ngày. Chẳng hiểu trời xui hay tại số mệnh, một ngày kia người ta thấy H rũ bỏ sự tần tảo hàng ngày để khoác lên chiếc áo của một quý bà vô cùng hào nhoáng.

H “lấy số đại gia” bằng việc gom toàn bộ sổ đỏ của người thân thế chấp ngân hàng rồi đầu tư vào lĩnh vực nóng nhất bấy giờ là chứng khoán. Thậm chí, cả căn nhà của mẹ đẻ H và một số gia đình hai bên nội ngoại cũng được H vận động theo kiểu “chung tay ôm giấc mộng làm giàu”. Chỉ có điều, giấc mộng ấy kéo dài vỏn vẹn đúng một năm. Hơn 30 tỷ đồng thành tro bụi khi thị trường vỡ, nhà đầu tư tháo chạy. Mất tiền, mất luôn cả nhà, nợ nần chồng chất nên H rơi vào trạng thái hoảng loạn liên tục. Cuối cùng cô trở thành người điên. Điên đến mức H chọn cho mình cách xóa nợ vô cùng cực đoan là tự tử.

Theo BS Dũng, những trường hợp tâm thần dạng này là hệ lụy đi kèm sự đổ vỡ của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt sau hàng loạt những vụ vỡ nợ bất động sản, chứng khoán đã khiến cho rất nhiều người bị thất thoát về tiền bạc nên bị tâm thần.

“Họ đang sống trong những túi tiền lớn, đi chơi bời xả láng. Rồi bỗng dưng mất hết khiến họ mất cân bằng, rối loạn. Trung bình mỗi ngày viện tiếp nhận từ 4- 5 ca tâm thần cấp (sang chấn tâm lý), có 35 giường điều trị nhưng lúc nào cũng quá tải nên phải nằm ghép. Liên quan đến “điên vì tiền” BS Dũng thống kê: "Ngày trước mỗi ngày chỉ 1-2 ca đến khám liên quan đến vấn đề tiền bạc, bây giờ tăng lên 5-6 ca/ngày. Sợ quá".

Một hôm, người nhà phát hiện H đang tìm cách để “thoát nợ” tại chính căn phòng cô đang phải đi thuê sau khi tay trắng. Nỗi bức xúc vì món nợ của những người trong gia đình phải tạm lắng đề phòng trường hợp H nghĩ quẩn. Họ hết mực khuyên răn, rằng thì còn người còn của, nhưng chỉ đúng một tuần sau lại thấy cô mon men lên cầu Chương Dương để…thoát nợ tiếp. Nhờ lá thư tuyệt mệnh nên người nhà H kịp thời đến cứu, nhưng sau lần chết hụt thứ hai này người nhà không dám khuyên nữa mà đưa hẳn cô vào viện tâm thần. Suốt những ngày điều trị ở đây miệng H lúc nào cũng lảm nhảm: Để tôi chết, tôi phải chết.

Đó chỉ là một trong nhiều bệnh nhân đến viện tâm thần với tâm lý “tôi phải chết”. Hôm chúng tôi đến, khi bác sĩ Dũng đang phân vân chưa biết làm sao với trường hợp bệnh nhân H thì nhận được hung tin: Bệnh nhân L đã tự tử …thành công.

 BS Dũng kể rằng: L vốn là giám đốc của một Cty hoa quả hẳn hoi. Xinh đẹp, có tiền nên cô nuôi giấc mộng trở thành “bà trùm” bằng việc đầu tư đủ lĩnh vực kinh doanh: Từ chứng khoán, bất động sản, quán cà phê… Dạo chứng khoán chạm đáy, trắng tay thì L vẫn ảo tưởng mình là người giàu có. Chỉ đến khi sờ vào túi chẳng còn một đồng trong khi người ta đòi nợ ráo riết thì L mới chạy trốn bằng cái chết. Hôm tự tử, chị mượn một chiếc xe SH chạy đến cầu Đuống rồi viết thư tuyệt mệnh. Cô gieo mình xuống dòng sông Đuống đục ngầu để xóa nợ, để quên đi một lần lầm lỡ không có cơ hội làm lại lần thứ hai.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm