| Hotline: 0983.970.780

Kẻ gieo rắc cái chết ở châu Phi

Thứ Ba 17/04/2012 , 10:47 (GMT+7)

Rất nhiều người dân Angola biết tới Pierre Falcone, kẻ được cho là khiến hơn 1 triệu thiếu niên Angola lâm vào cảnh mồ côi hoặc tàn phế do súng đạn, bom mìn.

Rất nhiều người dân Angola biết tới Pierre Falcone, kẻ được cho là khiến hơn 1 triệu thiếu niên Angola lâm vào cảnh mồ côi hoặc tàn phế do súng đạn, bom mìn.

>> Theo dấu “Tay buôn tử thần”

Scandal chấn động nước Pháp

Năm 2008, hàng loạt tờ báo ở Pháp đồng loạt đăng tải thông tin: Hàng chục quan chức cấp cao trong chính phủ dính líu đường dây buôn lậu vũ khí tới Angola trong những năm 90 của thế kỷ trước.

Vụ tai tiếng đã phủ bóng tối lên các quan chức cấp cao của chính phủ, kể cả nhiều người từng phục vụ dưới thời cố tổng thống Francois Mitterrand từ năm 1981-1995. Trong số những quan chức bị cáo buộc, đáng kể nhất là Jean-Christophe Mitterrand, con trai cố tổng thống Pháp Francois Mitterrand bị buộc tội nhận hối lộ hơn 2,6 triệu USD.


Jean-Christophe Mitterrand, con trai cố tổng thống Pháp Francois Mitterrand

Kẻ đứng sau scandal chính trị nêu trên là Pierre Falcone, kẻ đã kiếm hàng triệu USD từ “máu của hàng trăm ngàn thường dân vô tội ở Angola”.

Pierre là kiều dân Pháp tại Algérie, y được sinh ra trong gia đình có bố người Italia và mẹ người Colombia. Từ nhỏ, Pierre sớm bộc lộ trí thông minh đặc biệt ở khả năng học ngoại ngữ khi thông thạo cả Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và cả tiếng Trung Quốc.

Khởi nghiệp từ nghề buôn bán nông sản ở Brazil, Pierre nhanh chóng có vốn lận lưng. Ít lâu sau, y tham gia buôn bán thiết bị an ninh và vô tuyến viễn thông với Cty xuất khẩu Sofremi của Bộ Nội vụ Pháp. Sau những mối làm ăn trên, Falcone đã có mấy triệu USD trong túi.

Tài sản của Pierre nhanh chóng được nhân lên khi y cùng tay buôn lậu Arkadi Gaydamak chuyển qua buôn vũ khí từ Liên Xô cũ và từ kho vũ khí của Pháp sang Angola. Theo văn bản cáo trạng, Cty ZTS Osos tại Slovakia của Gaydamark đảm trách việc tìm nguồn cung cấp vũ khí từ Nga và các nước Đông Âu, trước khi chuyển chúng tới Angola.

Toàn bộ thương vụ đều có sự dính líu của Cty Brenco International do Pierre đứng đầu. Tính chung, “hai kẻ buôn bán cái chết” đã bán cho Angola tổng cộng 420 chiếc xe tăng T-62, 150 ngàn đạn pháo, 170.000 mìn chống bộ binh, 12 máy bay trực thăng và 6 tàu chiến với tổng trị giá 791 triệu USD.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Pháp, Pierre là kẻ đứng sau những “kiệt tác” tuồn vũ khí sang Angola dưới chiêu bài đổi vũ khí lấy kim cương, dầu mỏ. Trước tòa, Pierre thậm chí không ngần ngại nói: “Tôi không thấy mình làm gì sai khi hết mình phụng sự đất nước. Nước Pháp khi ấy khan hiếm dầu mỏ trầm trọng và Angola đã cung cấp thứ “vàng đen” đó cho chúng ta. Ngành mỹ nghệ Pháp cũng được lợi không ít từ kim cương Angola”.

Thế nhưng, những gì được Viện kiểm sát Pháp tố cáo mới khiến người ta giật mình ghê rợn. Chỉ tính riêng trong hai trận chiến khốc liệt tháng 10/1992 và tháng 5/1998 đã cướp đi sinh mạng của 7.000 người.

“Lòng đất Angola chất chứa nhiều loại mìn sát thương hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Nông dân không thể trồng trọt, và cứ 7 người ở Angola thì có 1 người thiếu đói trầm trọng”. Hơn 1 triệu thiếu niên Angola dưới 16 tuổi bị mất cha, mẹ trong khi tuổi thọ bình quân ở đất nước này là 40 tuổi!

Sống trong nhung lụa

Tại Paris, Pierre sống trên đại lộ Montaigne, ngay trên đầu nhà thời trang Dior. Năm 1996, Cty Brenco của ông ta di dời sang khách sạn đặc biệt rộng 1.500m2 trên đại lộ Kléber. Nét độc đáo là căn phòng hình chiếc càng tôm trị giá 3 triệu euro! Pierre Falcone cũng có nhà tại Scottsdale, một ốc đảo tỷ phú giữa sa mạc Arizona.


Pierre Falcone

Trong một chuyến bay Bolivia tìm mối làm ăn, Pierre tình cờ “say nắng” khi gặp Sonia, hoa hậu Bolivia năm 1988. Bốn năm miệt mài theo đuổi cùng những món quà siêu “khủng” trị giá hàng trăm ngàn USD đã khiến Pierre trở thành chồng của hoa hậu.

Trong ngôi biệt thự của Pierre có một tầng hầm, chứa đầy vũ khí sưu tập. Trong garage chứa xe hơi Roll-Royce, Bentley, một chiếc Hummer 4x4 và môtô Harley-Davidson. Tại Paris, Pierre đi xe hơi Mercedes 600 bọc thép, hoặc Porsche Turbo hay Audi S8. Luôn luôn có hai cận vệ đi theo trên một chiếc Renault Safrane, chạy được 2 đầu!

Năm 2000, thời kỳ vàng son, Pierre và Sonia Falcone mua tại Paradiss Valley, gần Scottsdale, một toà nhà khổng lồ, diện tích 1.600m2, với 7 phòng ngủ và 11 phòng tắm, TV gắn trên nóc plafond, một phòng chiếu phim riêng và một hồ bơi to bằng sân tennis.

+ “Angolagate” xoay quanh vụ buôn bán vũ khí trị giá 790 triệu USD cho Angola từ năm 1993-1998. Đó là cao điểm của cuộc nội chiến đẫm máu tại nước này khiến ít nhất nửa triệu người thiệt mạng. Nguồn cơn scandal có từ năm 1992, Tổng thống Angola Jose Dos Santos đã bắt mối với Jean-Christophe Mitterrand để mua một số lượng lớn vũ khí chống lại lực lượng nổi dậy UNITA. Thời kỳ đó Angola bị cấm vận, không thể nhập vũ khí vì có nội chiến nên phải nhập lậu.

+ Năm 1995, vụ bê bối bị vỡ lở khi chính phủ Pháp phát hiện một quan chức của cựu bộ trưởng nội vụ Charles Pasqua lén lút sang Angola ký các thỏa thuận mua bán vũ khí. Từ đó, các cơ quan pháp luật Pháp vào cuộc để phanh phui vụ bê bối. Tháng 12/2000, Jean-Christophe Mitterrand bị bắt về tội nhận hối lộ 2,6 triệu USD nhưng được trả tự do nhờ mẹ nộp 725.000 USD tiền bảo lãnh.

Tháng 4/2007, tổng cộng 42 thủ phạm liên quan đến vụ Angolagate bị truy tố và bản án dành cho họ đã được công bố ngày 27/10. Theo hãng tin AFP, Angolagate được coi là vụ buôn lậu vũ khí lớn nhất trong lịch sử nước Pháp.

Trong số các thủ phạm chính, cựu Bộ trưởng nội vụ Charles Pasqua bị kết án 3 năm tù giam, nộp phạt 148.000 USD. Falcone lãnh án 6 năm tù. Jean-Christophe Mitterrand bị 2 năm tù treo, nộp phạt 560.000 USD. Từ vụ bê bối này, dòng họ cựu tổng thống Mitterrand bị cho là dính phải nỗi nhục chưa từng có.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm