| Hotline: 0983.970.780

Những ngày nóng trên 43 độ C

Thứ Tư 09/05/2012 , 10:37 (GMT+7)

Luôn luôn được đánh dấu đỏ lửa trên bản đồ của chương trình dự báo thời tiết mỗi khi có đợt nắng nóng, huyện Tương Dương (tỉnh Nghệ An) chẳng khác nào lò lửa khổng lồ. Cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số vô cùng gian khổ. Mùa nóng năm nay đến sớm hơn và cũng khắc nghiệt hơn.

Luôn luôn được đánh dấu đỏ lửa trên bản đồ của chương trình dự báo thời tiết mỗi khi có đợt nắng nóng, huyện Tương Dương (tỉnh Nghệ An) chẳng khác nào lò lửa khổng lồ. Cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số vô cùng gian khổ. Mùa nóng năm nay đến sớm hơn và cũng khắc nghiệt hơn.

Dù đã quen với những mùa nắng nóng tự nhiều đời, nhưng mùa nóng năm nay, nhiệt độ ở Tương Dương có khi lên đến 43 độ C. Người dân bảo, ông trời mỗi năm lại càng thêm ác.

Nóng nhất Đông Dương

Tương Dương là huyện miền núi nằm trong danh sách 62 huyện nghèo được Chương trình 30a hỗ trợ. Ngoài lý do địa hình trắc trở, đồng bào dân tộc thiểu số nhiều thì có lẽ thời tiết khắc nghiệt cũng là yếu tố giữ rẻo cao này giữa muôn vàn những khó khăn.

Mùa nóng năm nay ở rẻo cao Tương Dương đến sớm hơn khoảng 2 tháng so với mọi năm. Từ sau Tết, nắng đã bắt đầu hành hạ, độ nóng cứ tăng lên từng ngày. Ở thị trấn Hòa Bình có một trạm khí tượng thủy văn. Hôm tôi đến, nhiệt độ ở trạm đo được vào khoảng 40 độ C. Tưởng thế đã là kinh khủng lắm, nhưng một cán bộ công tác ở đây bảo rằng muốn cảm nhận hết cái nóng khủng khiếp nhất thì phải vào vùng Cửa Rào thuộc xã Xá Lượng.

Nằm chênh vênh giữa Quốc lộ 7 và sông Nậm Mộ, Xá Lượng nổi tiếng nhờ một câu nói của tay đồn trưởng người Pháp thời chiến tranh: Ở khắp Đông Dương này, Cửa Rào là nơi nóng nhất. Nghe đâu, sau câu nói ấy, đồn địch mới đóng được vài ngày đã phải chuyển về rừng cây săng lẻ ở xã Tam Đình vì chúng nghĩ: Nóng như thế, sống còn khó huống hồ hoạt động cách mạng.


Hết gạo ăn, người dân trốn vào các khe suối mò cua bắt ốc

Ông Trần Văn Toản, Phó chủ tịch UBND xã Xá Lượng tiếp tục khẳng định câu nói kia hoàn toàn có cơ sở. Ngoài việc xin được tiếp nhà báo bằng áo cộc vì nóng quá, ông Toản một mực khẳng định, mấy con số trên chương trình dự báo thời tiết nói về nắng nóng ở Cửa Rào thường thấp hơn 2-3 độ C so với thực tế. “Cửa Rào là rốn nóng, điểm hút gió Lào nên mấy ngày nay nhiệt độ ít nhất cũng phải 44 độ C. Đời sống sinh hoạt, sản xuất đều trì trệ vì nắng nóng. Ngồi trong nhà chẳng khác nào lò nung. Dân vùng này đi đâu cũng dễ nhận ra vì da đen nhẻm, tóc vàng hoe, cứng như rễ cây”.

Xá Lượng có 1.174 hộ, 5.438 khẩu. Cuộc sống của đồng bào Thái, Khơ Mú, Mông vẫn chủ yếu dựa vào những mùa vụ phát nương làm rẫy và chăn nuôi gia súc. Nhưng mỗi khi mùa nắng nóng kéo về, cả hai thứ “chủ yếu” ấy đều ngắc ngoải. Toàn xã có 3 ha ruộng nước nhưng đã thành đồi khô nứt toang hoác khi mùa nắng nóng bắt đầu tầm nửa tháng. Cả dự án trồng cỏ voi khoảng 10 ha cho trâu bò cũng chết cháy từ hơn một tháng nay. Mà giả sử có sống được cũng chẳng để làm gì vì từ đầu mùa nóng dân đã lùa trâu bò đi trốn nóng tít tận rừng sâu.

Năm nay huyện Tương Dương giao chỉ tiêu cho Xá Lượng phải phát đốt 362 ha rừng thực bì cho bà con làm nương rẫy. Lúa rẫy trồng một vụ, xen ghép với sắn, ngô. Mọi năm, cả 8 bản đều hoàn thành chỉ tiêu nhưng vụ này xem chừng khó lắm. Mới ăn tết xong, chưa kịp phát đốt gì thì mùa nóng đã bắt đầu kéo về hành hạ. Sống quen với những mùa nóng nên sức chịu đựng của người Mông, người Thái, người Khơ Mú trên này dai hơn so với nhiều vùng khác. Vậy mà năm nay, một ngày lên nương của họ cũng chỉ gói gọn trong vòng 4-5 tiếng đồng hồ là cùng. 5 giờ sáng đi, 8 giờ sáng đã phải về. 5 giờ chiều đi, 7 giờ tối lại phải về. Sản xuất kiểu này nên chẳng thấy lạ khi Xá Lượng luôn “đảm bảo” hơn 50% số hộ nghèo. Mỗi năm thiếu ăn 6-7 tháng. Cá biệt như bản Na Bè, có 190 hộ thì 180 hộ nghèo đói, thiếu ăn quanh năm.

Ông Toản bảo: Năm nào nắng nóng thì ít nhất phải nhận gạo cứu đói 3-4 lần. UBND huyện có công điện khẩn gửi các xã đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống cháy rừng, đặc biệt chú trọng chuyện người dân đốt nương làm rẫy. Nhưng ở một số nơi, người dân bất chấp nắng nóng, đốt nương, gieo lúa. Bởi nếu muộn, đến kỳ thu hoạch lại mất trắng vì mưa bão. Nắng nóng kinh khủng đến mấy còn chịu được, chứ đói ăn còn đáng sợ hơn nhiều.

Mùa đói đến nhanh

Nóng kỷ lục nên mùa rẫy trên rẻo cao đã muộn hơn một tháng. Cũng có vài nơi đốt rẫy để gieo, nhưng chỉ qua vài ngày hạt lúa bị nung thành vôi hết.

Bản Ang của xã Xá Lượng rặt người Thái và Khơ Mú. Thời điểm này năm ngoái dân bản đã chở ngô trên nương về chất đầy nhà sàn, nhưng năm nay chẳng nhà nào có được một bắp. Trưởng bản Lương Hùng Cường là một người có cái bụng lo cho đời sống bà con, nhưng ông bảo, có lo, có nghĩ, có làm gì đi nữa thì cũng chịu thua ông trời cả.


Nắng nóng thiêu cháy hết ngô ở Xá Lượng

Hai tháng trời rồi bản Ang như sa mạc, chẳng hề có lấy một giọt mưa. Nắng nóng thiêu đốt bất cứ thứ gì mà người dân gieo xuống đất. Ngô chết, sắn chết, bầu bí trồng lên cũng chết. Ngay cả người có đầu óc như trưởng bản Cường, người chịu khó làm ăn nhất bản Ang cũng phải nén lòng làm một anh lười nhác vì thất bại quá nhiều. Lúa chẳng thể gieo nên tháng trước trưởng bản huy động bà con đi trồng ngô vì nghĩ rằng cây ngô to hơn nên có khi trụ được. Không kêu theo kiểu phong trào, trưởng bản Cường còn đi tiên phong với việc mua 5 bao ngô giống về phát nương trỉa mẫu cho bà con xem.

Chật vật mươi ngày sau ngô cũng ngoi lên được, ông Cường tính, nếu thuận cũng được tầm một tấn, đủ ăn vài tháng trời. Dân bản Ang xem đó là cứu cánh, ào ào kéo nhau lên nương. Nhưng cũng độ mươi ngày nữa, độ nóng cứ tăng tằng tằng. 44 độ C, toàn bộ diện tích ngô bản Ang thành đám cỏ khô như rạ.


Người dân bản Ang lùa trâu bò vào rừng tránh nóng

Nắng nóng ở Tương Dương kinh hoàng đến mức người ta phải đưa ra những công trình nghiên cứu.

Đây là trung tâm của foehn (phơn) hay còn gọi là  điểm gió Lào xâm nhập. Gió hình thành từ vịnh Thái Lan di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc  qua Campuchia và Lào. Khi tiếp cận dãy núi Trường Sơn thì gây mưa ở Lào. Khối khí, độ ẩm giảm thổi vào Việt Nam gây ra hiện tượng foehn. Khối khí cứ hạ xuống 100m  thì tăng 0,6 độ C.

Gió khô và nóng, độ ẩm có khi xuống 30%, nhiệt độ lên tới 44 độ C, cao hơn ở những nơi khác 1- 20 độ C. Địa hình Tương Dương núi đá vôi nhiều, nạn tàn phá rừng đầu nguồn vẫn liên tiếp xẩy ra nên năm sau bao giờ cũng nóng hơn năm trước.

Mùa nóng kỷ lục nên mùa đói bản Ang năm nay đến nhanh quá. “Thường thì dân bản chỉ đói trung bình có 4-5 tháng, nhưng năm nay chắc đói dài, có khi đến hết năm. Cả bản có 197 hộ thì 112 hộ đã hết gạo ăn”, trưởng bản Cường ngao ngán.

 

Đông con hơn đông của, nhưng mùa nóng, ở bản Ang đông người chỉ tổ tốn cái ăn. Như nhà ông Quang Hữu Chính, người Thái, có tới mười khẩu thì càng tội. Lệ thường, gieo 30 kg giống từ khi mùa nóng chưa đến thì tháng 9 sẽ được thu hoạch tầm 2 tấn thóc. Năm nay mùa nóng đến sớm quá, gắt quá nên đẩy lùi mùa rẫy lại chưa biết đến khi nào. Gạo đã hết từ sau Tết nên chẳng thể ngồi không.

Gia đình ông Chính cùng với 20 hộ dân khác trong bản cứ ngược khe Ang mà kéo nhau đi. Chỗ nào đỡ nóng thì dựng lán trại làm ăn. Lấy hang đá của dãy Pù Huông làm nơi trú ẩn như người nguyên thủy. Nhưng Khe Ang mùa này cũng kiệt, nước chỉ lấp xấp chẳng lút nổi một bàn chân.

Từ sáng sớm tinh mơ, dân bản lùa hết trâu bò vào rừng trốn. Đến cuối ngày lại lục tục đi tìm về. Mấy hôm trước, một con trâu trong bản bị đau chân, không đưa vào rừng trốn đã chết trên đường ra suối tìm nước uống.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm