| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm chống dịch của châu Á

10 ngày Vũ Hán thần tốc xây bệnh viện dã chiến cho bệnh nhân Covid-19

Thứ Hai 02/08/2021 , 06:42 (GMT+7)

Bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn, nơi điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 ở Vũ Hán được ví như một “phép màu” khi đi vào hoạt động chỉ sau 10 ngày xây dựng.

Đầu năm 2020, căn bệnh “viêm phổi lạ” mà về sau được xác định là Covid-19 xuất hiện ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ban đầu chỉ lác đác vài trường hợp nhưng sau đó, số ca nhiễm liên tục tăng nhanh, có ngày ghi nhận vài nghìn ca, khiến hệ thống y tế của thành phố quá tải. Thời điểm tồi tệ nhất, một bệnh nhân nặng phải chờ trung bình 9,82 ngày mới có giường để nhập viện.

Trước nghịch cảnh, ngày 24/1, chính quyền tỉnh đã có quyết định táo bạo: Xây một bệnh viện dã chiến để điều trị cho bệnh nhân ở Vũ Hán, qua đó giảm tải áp lực lên hệ thống y tế địa phương. Chỉ trong 10 ngày, bệnh viện Hỏa Thần Sơn hoàn thành và có thể hoạt động với 100% công suất.

Bệnh viện nằm tại quận Thái Điện của Vũ Hán, mô phỏng theo bệnh viện dã chiến Tiểu Thang Sơn ở Bắc Kinh từng được thiết lập để điều trị các bệnh nhân trong đại dịch SARS năm 2003.

Hỏa Thần Sơn có tổng diện tích sàn 33.900 m2 với sức chứa đến 1.000 giường. Trong vòng 36 tiếng đầu tiên, bệnh viện đã được phủ sóng toàn bộ mạng 3G, 4G và 5G. Đến ngày 2/2, bệnh viện đã hoạt động bình thường và tới 15/4, cơ sở này đóng cửa do dịch bệnh ở Vũ Hán được kiểm soát.

Xuyên suốt 73 ngày, Hỏa Thần Sơn đã tiếp nhận 3.059 bệnh nhân Covid-19, 2.961 người trong số đó được điều trị thành công và xuất viện.

Ngay sau khi chính quyền tỉnh họp khẩn và ra quyết định xây dựng bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán vào ngày 24/1, 1.400 công nhân xây dựng trong thành phố đã được điều động phục vụ cho dự án.

Thời gian lên phương án thiết kế rất ngắn. Các nhà lập kế hoạch, chỉ có 24 giờ để đưa ra bản thiết kế cuối cùng, phải vận dụng đến những kinh nghiệm quý giá khi xây dựng và vận hành bệnh viện dã chiến Tiểu Thang Sơn năm xưa.

Ở điều kiện bình thường, nguồn điện phải được đảm bảo đầu tiên. Nhưng trong trường hợp này, mọi công việc đều phải diễn ra đồng thời nhằm tiết kiệm thời gian. Các nhân viên điện lực vì thế chỉ tuân thủ một nguyên tắc đơn giản, nơi nào công trình được xây, nơi đó sẽ có điện.

Trong 5 ngày, họ chạy đua với thời gian, làm việc không nghỉ. Đến ngày 31/1, họ đã lắp đặt xong 4 mạng lưới điện, 24 máy biến áp và 8km dây cáp. Việc san lấp mặt bằng và hoàn thổ hoàn thành trong chỉ ba ngày. Lượng đất được xúc đi có thể lấp đầy 57 bể bơi tiêu chuẩn và diện tích san lấp, khoảng 50.000m2, tương đương 7 sân vận động bóng đá.

Tuy nhiên, khi kết hợp tất cả các yếu tố, công trình bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn thực sự là một dự án rất phức tạp.

“Mưa là vấn đề lớn nhất với công việc đào đất, san lấp. Mọi thứ thật khủng khiếp khi trời mưa liên tục 4 ngày, 4 ngày đầu tiên vô cùng quan trọng. Đối với mỗi đơn vị, họ đã phải cố gắng rất nhiều để tiếp tục làm việc dưới mưa. Cuối cùng, không một ai từ bỏ. Thực tế là không có bất kỳ giải pháp thay thế nào khác”, Chen Huayuan, giám đốc Cục Kỹ thuật Công trình 3 Trung Quốc, giải thích.

Đổi mới là chìa khóa giúp mọi thời hạn đều được đáp ứng.

“Công nghệ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc rút ngắn thời gian, bàn giao đúng hẹn và đảm bảo chất lượng”, Chen nói. “Vì thế, chúng tôi đã tận dụng tối đa công nghệ Xây dựng Mô hình Thông tin (BIM) và xây dựng lắp ráp. Lợi thế công nghệ giúp chúng tôi đảm bảo hoàn thành mọi quy trình. Chúng tôi đã hoàn thành bệnh viện và bàn giao nó trong trạng thái sẵn sàng sử dụng”.

Đến ngày 1/2, 10.000 công nhân xây dựng, rất nhiều người trong đó là tình nguyện viên đến từ những khu vực khác của Trung Quốc, đã làm việc vất vả không ngừng nghỉ trong 9 ngày liên tiếp. Khu chăm sóc đặc biệt (ICU) được hoàn thành. Ba giờ sau, khu phẫu thuật sẵn sàng.

Thông thường, phải mất ít nhất 15 ngày để lắp đặt và vận hành cơ sở hạ tầng thông tin của một bệnh viện. Tuy nhiên, tính cấp thiết của dự án bệnh viện Hỏa Thần Sơn không cho phép thời gian kéo dài quá lâu.

“Chúng tôi đã áp dụng một quy trình đặc biệt, mọi thứ đều sẵn sàng vận hành khi đến tay khách hàng”, Huang Yong, giám đốc Trung tâm Bảo trì Đám mây của công ty China Telecom, cho biết. “Có thể trực tiếp lên kế hoạch ngay trên nền tảng đám mây. Tất cả tài nguyên đều có sẵn theo yêu cầu, sẵn sàng phát triển ngay lập tức. Chẳng hạn bạn muốn có 100 máy chủ. Bạn chỉ cần mở 100 máy chủ, vậy là xong. Nó không giống như kiểu truyền thống, khi bạn phải mua nguồn điện rồi mới thiết lập hệ thống. Không cần thiết”.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.