| Hotline: 0983.970.780

123 tỷ đồng cho đề án khuyến nông bền vững

Thứ Năm 08/04/2021 , 10:16 (GMT+7)

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ban hành Quyết định số 673/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình khuyến nông giai đoạn 2021 - 2025.

Chương trình nhằm thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các mô hình sản xuất có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp mới, thực hiện có hiệu quả “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế” theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

Mô hình máy thay người trong sản xuất nông nghiệp mới đạt hiệu quả cao ở Thừa Thiên- Huế. Ảnh: Tiến Thành.

Mô hình máy thay người trong sản xuất nông nghiệp mới đạt hiệu quả cao ở Thừa Thiên- Huế. Ảnh: Tiến Thành.

Đối tượng nhận chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất có hiệu quả, công nghệ trong nông nghiệp bao gồm: Nông dân, chủ trang trại sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; Tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn với giống lúa năng suất cao ở huyện Phong Điền. Ảnh: Tiến Thành.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn với giống lúa năng suất cao ở huyện Phong Điền. Ảnh: Tiến Thành.

Chương trình nhằm góp phần để đạt mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp mới bình quân năm giai đoạn 2021 - 2025 từ 2,5 - 3%. Theo đó, Thừa Thiên- Huế phấn đấu đến năm 2025 có trên 90% cán bộ làm công tác khuyến nông cấp huyện, xã; 100% khuyến ngư viên cơ sở và hộ tham gia thực hiện mô hình được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn; diện tích lúa chất lượng cao đạt tối thiểu 50% diện tích gieo cấy lúa toàn tỉnh; tỷ lệ đàn bò lai đạt trên 85%, đàn lợn nạc đạt hơn 95% tổng đàn; diện tích nuôi tôm trên cát ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 200ha…

Dự kiến kinh phí thực hiện Chương trình là hơn 123 tỷ đồng, được huy động từ nguồn vốn của Khuyến nông Trung ương, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Bên cạnh đó là kinh phí thực hiện chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa; ngân sách địa phương và kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức và người dân.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giống lúa TBR97 chinh phục 'chảo lửa’ Krông Pa

GIA LAI Giống lúa TBR97 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân và chính quyền địa phương khi lần đầu tiên xuất hiện ở ‘chảo lửa’ Krông Pa.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.