| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên- Huế: Chống hạn cho lúa vụ đông xuân

Thứ Tư 17/03/2021 , 16:18 (GMT+7)

Tỉnh Thừa Thiên- Huế đang khẩn trương nhiều giải pháp chống hạn, trước việc hàng trăm ha lúa đông xuân đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới.

Đến nay, hơn 4.200 ha lúa đông xuân huyện Quảng Điền đang trong thời kỳ sinh trưởng nhanh. Chính quyền đã vận động bà con xã viên tích cực bám sát đồng ruộng, thường xuyên ra đồng theo dõi quá trình sinh trưởng của cây lúa, chủ động nạo vét kênh mương nội đồng, tích trữ nước phục vụ tốt sản xuất .

Người dân Thừa Thiên- Huế chăm sóc lua vụ đông xuân 2020-2021. Ảnh: Tiến Thành

Người dân Thừa Thiên- Huế chăm sóc lua vụ đông xuân 2020-2021. Ảnh: Tiến Thành

Đồng thời, cử cán bộ khuyến nông xuống từng xã, thị trấn kiểm tra, hướng dẫn nông dân cách chăm sóc, bón phân, làm cỏ, lấy nước vào ruộng và các phòng trừ dịch bệnh ngay từ khi mới phát sinh và tránh nguy cơ lây lan.

Vụ sản xuất đông xuân 2020- 2021, toàn huyện Phong Điền đưa vào gieo cấy hơn 5.000 ha lúa. Để đạt năng suất cao, ngành nông nghiệp huyện cùng các xã, thị trấn cũng đang tập trung chăm sóc cây lúa, . Huyện Phong Điền cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan trong việc cung cấp điện, bơm nước kịp thời theo yêu cầu sản xuất, đảm bảo nước tưới tiêu hợp lý không để ruộng bị thiếu nước.

Theo Phó Giám đốc Sở NN- PTNT Thừa Thiên- Huế Trương Văn Giang, vụ đông xuân 2020 - 2021, toàn tỉnh đưa vào sản xuất lúa 28.535 ha, đang tiếp tục gieo trồng các loại cây khác theo kế hoạch.

Bên cạnh các diện tích cây trồng phát triển tốt thì qua rà soát, thăm đồng đã phát hiện một số diện tích lúa bị các loại sâu bệnh gây hại, trong đó: 1.268 ha bị bệnh đạo ôn lá, tỷ lệ 3-5%, nơi cao 10-25%; 110 ha bị chuột gây hại, tỷ lệ 3-5%...

Trạm bơm lấy nước phục vụ sản xuất. Ảnh: Tiến Thành

Trạm bơm lấy nước phục vụ sản xuất. Ảnh: Tiến Thành

“Với thực trạng nguồn nước hiện tại và theo nhận định khí tượng, thủy văn, khả năng sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong cuối vụ đông xuân năm 2020 – 2021 và vụ Hè Thu năm 2021.

Trong đó, vụ đông xuân diện tích lúa có khả năng bị thiếu nước xảy ra vào thời kỳ cuối vụ khoảng 1.066 ha, tập trung chủ yếu ở các khu vực vùng gò đồi, vùng núi, vùng ven biển không có nguồn nước chủ động như các địa phương huyện Phong Điền, Phú Vang, Nam Đông, A Lưới” ông Giang thông tin.

Nhằm để chủ động nguồn nước tưới tiêu, không để ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa vụ đông xuân, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phong Điền cho hay, ngành nông nghiệp huyện đã chỉ đạo các đơn vị sản xuất, các địa phương, các HTX Nông nghiệp phối hợp chặt chẽ trong việc cung cấp điện, bơm nước kịp thời theo yêu cầu sản xuất, không để ruộng lúa bị thiếu nước.

Các xã, thị trấn căn cứ vào điều kiện thực tế, chủ động tích trữ và điều tiết nước hợp lý, tiến hành bón phân tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

Phòng NN-PTNT huyện Phong Điền tăng cường cán bộ khuyến nông bám sát địa bàn, cùng với bà con nông dân chủ động dự báo tình hình sâu bệnh và để phát hiện sớm, xử lý kịp thời khi có đối tượng sâu bệnh xuất hiện, không để sâu bệnh lây lan trên diện rộng.

Triển khai các trạm bơm dã chiến để đảm bảo nguồn nước tưới cho các diện tích lúa đã gieo trồng. Ảnh: Tiến Thành.

Triển khai các trạm bơm dã chiến để đảm bảo nguồn nước tưới cho các diện tích lúa đã gieo trồng. Ảnh: Tiến Thành.

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị khẩn trương xây dựng phương án ra quân vớt bèo, nạo vét các hói, kênh rạch bị bồi lấp, sửa chữa các tuyến kênh mương, đê bao hị hư hỏng để đảm bảo nguồn nước tưới cho lúa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng đã yêu cầu các huyện phải có kế hoạch, kịch bản tổng thể về phòng, chống hạn hán, cần xác định rõ các diện tích lúa có khả năng bị ảnh hưởng cao để có giải pháp kịp thời, thường xuyên bám sát hiện trường, khẩn trương phòng trừ bệnh bảo vệ cây lúa .

Cùng với đó, giao Sở NN- PTNT triển khai các trạm bơm dã chiến để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho những diện tích lúa đã gieo trồng. Đồng thời, xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đấy lúa kém hiệu quả, nhất là đối với những vùng cao, gò đồi. 

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh: [Bài 1] Ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học

TÂY NINH Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học đang được Tây Ninh ứng dụng rộng rãi, là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất