| Hotline: 0983.970.780

2 tấn chuột Campuchia nhập vào Việt Nam mỗi ngày

Thứ Tư 27/08/2014 , 08:21 (GMT+7)

Mỗi ngày, chỉ một chủ vựa ở phía Campuchia xuất được sang Việt Nam 2 tấn chuột đồng. Việt Nam là thị trường duy nhất của những người săn chuột đồng ở Campuchia.

Hãng tin BBC vừa có bài phản ánh công việc đang được xem là ngày càng “ăn nên làm ra” ở một số vùng nông thôn Campuchia.

Một vụ thu hoạch rất đặc biệt đang diễn ra trên nhiều cánh đồng lúa của Campuchia. Trong mùa vụ này, mỗi ngày có hàng chục ngàn con chuột đồng bị bắt sống, cung cấp cho một thị trường XK thịt chuột ngày càng mở rộng.

Mặc dù bị xem là vật có khả năng mang mầm bệnh dịch nguy hiểm ở nhiều nước, chuột đồng ở Campuchia được xem là món ăn ngon, tốt cho sức khỏe vì quan niệm loài này sống hoang dã, ăn thức ăn tự nhiên và thịt chứa chất đạm ít béo.

Mùa bắt chuột lên đỉnh điểm sau vụ gặt lúa trong tháng 6 và tháng 7 ở tỉnh nông nghiệp Kompong Cham, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 60km. Lúc này, chuột kiếm được ít thức ăn hơn nên dễ bẫy hơn.

Lúc nguồn thức ăn của chuột đồng giảm xuống cũng là khi mùa mưa bắt đầu. Loài gặm nhấm này, do vậy, phải kéo lên những khu đất cao. Chhoeun Chhim, 37 tuổi, nông dân kiêm thợ săn chuột địa phương cho hay mỗi đêm anh ta đặt 120 cái bẫy chuột đồng.

imge00212365385
Một thợ săn chuột người Campuchia tên là Chhoeun Chhim mang chuột tới bán cho đầu nậu ở địa phương

“Chuột đồng rất khác những loại chuột khác. Chúng ăn thức ăn khác chuột nhà”, Chhin nói. Theo anh, người sành ăn biết rất rõ sự khác biệt của chuột đồng và họ hàng của chúng đang sống ở khu vực đô thị. Anh cho rằng chuột nhà thì không nên ăn.

“Chuột nhà bẩn, có nhiều ghẻ trên da”, Chhin bảo. “Đó là lý do chúng tôi không bắt chuột nhà để ăn”.

Với vẻ tự hào, Chhin kể ra một loạt những món “sơn hào hải vị” mà chuột đồng mới “đủ tư cách” ăn, cho thấy chúng rất sành và kén, không ăn uống “bậy bạ” như chuột nhà. Đó là mầm thóc, rau sạch hoặc rễ một số loại cây mọc hoang. Chính đây là những loại mồi nhử anh bỏ vào bẫy hằng đêm.

Xuất sang Việt Nam

Vào những hôm may mắn, Chhin có thể bắt được tới 25kg chuột đồng còn sống nguyên.

“Sau vụ gặt, chuột có ít thức ăn hơn, đó chính là lúc tốt để bắt chúng”, anh nói trong khi tháo những chiếc lồng to được đan bằng thép chứa đầy chuột đồng từ xe máy của mình. Hôm nay, Chhin mang số chuột bắt được đến bán cho một đầu nậu người địa phương.

Cho dù nói “ăn hơi giống thịt lợn”, nhưng Chhin nói thịt chuột không phải là món ăn ưa thích của anh.

“Chúng tôi bán chuột lấy tiền rồi mua cá về ăn”, Chin Chon, 36 tuổi, một thơ săn chuột nói. Hôm nay anh ta cũng mang chuột đến nhà đầu nậu. Chuột được tập hợp ở đây, cân, phân loại và được nhốt lại vào lồng, chuẩn bị đem đi XK.

imge003123653150
Một số chuột được bán cho thương lái đến từ Việt Nam

Tất cả số chuột của Chhin, Chon và những người khác cân được 200 kg. Những con chuột còn đang kêu chí chóe trong các lồng, sẽ được xuất sang Việt Nam, thị trường duy nhất.

Người ta có thể ăn thịt chuột theo nhiều cách: nướng, rán, nấu cháo, theo lời Chheng An, 22 tuổi. Hôm nay, An chuẩn bị xe máy để vượt qua hành trình đường đất trong bốn giờ. Điểm đến là một khu vực biên giới với Việt Nam. An sẽ giao toàn bộ chuột thu gom được, ước tính vài trăm kg cho một điểm đại lý thu mua chuột.

“Đây là loại thịt ngon. Thịt chuột có thể chế biến nhiều cách. Thịt chuột ở Việt Nam được bán rất đắt, trong khi lại rất rẻ ở Campuchia”, An nói.

“Làm ăn được”

Vào cao điểm mùa bắt chuột, đầu nậu Saing Sambou, 46 tuổi, xuất khẩu tới 2 tấn chuột mỗi sáng qua Việt Nam.

Trong 15 năm trở lại đây, công việc làm ăn của bà Sambou đã tăng trưởng ít nhất 10 lần. Thịt chuột ngày trước được bán với giá chưa đến 20 xu Mỹ một kg, nay bà Sambou thu 2,5 USD cho mỗi kg thịt chuột và nhu cầu hằng năm không ngừng tăng lên.

imge004123653209
Thương lái người Việt kéo đến biên giới với Campuchia để thu gom chuột đồng

Giống như hầu hết người Campuchia, bà Sambou không thường xuyên ăn thịt chuột, cho dù bà tin tuyệt đối rằng loại thịt này an toàn đối với con người.

Chỉ tay về phía đám gà vịt đang kiếm ăn trên những đống rác bẩn ngoài vườn, bà Sambou bảo: “Tôi nghĩ thịt chuột còn sạch hơn thịt gà, vịt. Chúng chỉ ăn thóc và rễ cây”.

“Người từ xa cũng tới đây mua thịt chuột. Họ thích những con to, béo”, bà Tuan nói. “Những con cỡ này này”, bà giơ bắp chân ra để so sánh. “Thịt chuột ngon hơn cả thịt lợn đó”, bà không quên nhắc khách.

Con trai bà Sambou, Roeun Chan Mean, 9 tuổi, khoe với khách vết chuột cắn trên ngón tay trong khi cứ chốc chốc lại nhón một gói bim bim từ đống hàng hóa của mẹ.

“Đùi và gan chuột là ngon nhất”, Chan Mean nói. Trong khi đó, hai chú chó nhà bà Sambou đã có bữa sáng ngon lành khi hai chú chuột đồng tìm cách thoát khỏi lồng lúc người ta chia chúng ra bỏ vào các lồng chuẩn bị đem xuất khẩu.

Hean Vanhorn, một vụ trưởng thuộc Bộ Nông nghiệp Campuchia, nói việc buôn bán thịt chuột cũng giúp bảo vệ mùa màng của nước này.

“Săn chuột lấy thức ăn hoặc bán giúp ngăn ngừa loài gặm nhấm ấy phá hoại các cánh đồng lúa”, ông này nói.

Ở khu vực biên giới Campuchia - Việt Nam thuộc huyện Koh Thom, Thuong Tuan, 30 tuổi, ngồi dưới một mái hiên bằng tôn dưới cái nóng của buổi sáng, trong cái mùi hôi đặc trưng của đám chuột, thành thạo làm thịt một đám chuột đồng lớn, lông màu xám bằng cách lột da và chặt chân, đuôi.

imge005123653273
Một số thương lái lột da và làm thịt chuột trước khi bán

Minh, 13 tuổi, người giúp việc của Tuan thò tay vào cái lồng sâu, tóm lấy đuôi từng chú chuột và nhanh chóng đập đầu chúng vào một tảng đá.

Khách hàng mua thịt chuột ở những thị trấn bên Việt Nam gần đó thích mua những con chuột lớn, đã được làm thịt sẵn, bà Tuan, người Việt cho hay. Bà là chủ vựa thịt chuột lớn nhất ở khu vực biên giới này.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm