| Hotline: 0983.970.780

222 xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới

Thứ Hai 17/08/2020 , 08:22 (GMT+7)

Số liệu trên công bố tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến chiều 30/7 tại Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường (phải) và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến chiều 30/7 tại Hà Nội. Ảnh: Nguyên Huân.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường (phải) và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến chiều 30/7 tại Hà Nội. Ảnh: Nguyên Huân.

Theo ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NN-PTNT), thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ NN-PTNT đã triển khai đồng bộ, quyết liệt Nghị quyết số 100/2019/QH14 năm 2019 và Nghị quyết 113/2015/NQ13 năm 2015 của Quốc hội về xây dựng nông thôn mới và di dân tái định cư tại vùng cách mạng, miền núi, khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng nguồn lực huy động để thực hiện xây dựng nông thôn mới ước đạt khoảng trên 2.100 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2011 - 2015.

Đến hết tháng 7/2020, cả nước đã có 5.312 xã (59,8%) đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 42,7% so với cuối năm 2015 và vượt 9,8% so với mục tiêu 5 năm, giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, có 222 xã đặc biệt khó khăn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Cũng theo Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, hiện có 9 tỉnh, thành phố có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân cả nước đạt 16,26 tiêu chí/xã. Cả nước đã có 142 đơn vị cấp huyện (21,4%) của 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Trong giai đoạn qua, Bộ NN-PTNT đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương tập trung chỉ đạo các cấp triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách về kinh tế, xã hội giữa các vùng miền trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể, Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, có khoảng 90% thôn, bản ấp với trên 50% số thôn, bản ấp vùng đặc biệt khó khăn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí do cấp tỉnh quy định.

100% xã ATK (an toàn khu) đạt chuẩn nông thôn mới và cả nước không còn xã dưới 15 tiêu chí. Các huyện nghèo, vùng đặc biệt khó khăn cơ bản hoàn thành các tiêu chí về cơ sở hạ tầng tối thiểu và phấn đấu có huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Về Nghị quyết số 113, tập trung giải quyết cơ bản tình hình dân di cư tự do đến các vùng miền núi và trung du, đến nay tổng kết cho thấy tình trạng dân di cư tự do với hàng chục nghìn nhân khẩu đã được bố trí, sắp xếp ổn định. Chấm dứt tình trạng di cư ồ ạt từ các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên và không phát sinh các điểm nóng mất trật tự an ninh xã hội như các giai đoạn trước đây.

Cụ thể, hàng năm Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương trong giai đoạn 2015 - 2020 thực hiện hoàn thành 17 dự án bố trí dân cư tự do, 48 dự án đang thực hiện dở dang và 8 dự án mới đã được phê duyệt và thực hiện. Tổng số hộ dân di cư tự do được bố trí, xắp xếp ổn định vào các điểm dân cư là 6.566 người.

Trong giai đoạn 2016 - 2020 có 222 xã đặc biệt khó khăn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: TL.

Trong giai đoạn 2016 - 2020 có 222 xã đặc biệt khó khăn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: TL.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, chính sách dân tộc luôn quan trọng, bao trùm mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là trong quá trình xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ NN-PTNT hoàn toàn nhất trí và tiếp thu các ý kiến góp ý, giám sát của Ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về các nội dung của Nghị quyết số 100 và 113 mà Bộ NN-PTNT đã và đang triển khai.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, thời gian gần đây xuất hiện những hình thái di dân cư tự do mới đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương phải thường xuyên nắm bắt, giám sát để kịp thời có giải pháp củng cố, giữ được thành quả đạt được trong thời gian qua.

Ông Hà Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tuyên dương và đánh giá rất cao kết quả Bộ NN-PTNT đạt được trong công tác xây dựng nông thôn mới và di dân tái định cư trong thời gian qua.

Ông Hà Ngọc Chiến đề nghị Bộ NN-PTNT tiếp tục rà soát, đánh giá và đề xuất những giải pháp đặc thù, cụ thể trong giai đoạn mới để hỗ trợ, thúc đẩy các vùng kinh tế khó khăn phát triển và hoàn thành cơ bản chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó là bổ sung thêm số liệu, tình hình và giải pháp giải quyết cơ bản một số vùng di dân tái định cư mới, đặc biệt là di dân cư tự do của một số đồng bào dân tộc thiểu số từ nước ngoài về Việt Nam.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.