| Hotline: 0983.970.780

3 giống khoai tây mới

Thứ Ba 31/03/2020 , 09:34 (GMT+7)

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ đã chọn tạo thành công 3 giống khoai tây mới, được Bộ NN-PTNT công nhận, cho sản xuất thử từ tháng 8/2019.

Khoai tây KT6 năng suất cao.

Khoai tây KT6 năng suất cao.

1.  Giống khoai tây KT6

Nguồn gốc, giống KT6 được lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp Solara x 47 năm 2012, mã số 10, dòng chọn được là dòng 167.

Đặc điểm chính, thời gian sinh trưởng ngắn 75-80 ngày, khả năng sinh trưởng phát triển tốt, chiều cao cây trung bình 50-55 cm, dạng cây đứng, lá màu xanh nhạt.

Nhiễm nhẹ một số sâu bệnh hại chính như (rệp, nhện, bọ trĩ, bệnh đốm lá, héo xanh), nhiễm nhẹ mốc sương nhờ mang gen kháng bệnh mốc sương R1 (được sàng lọc bằng chỉ thị phân tử liên kết với gen kháng bệnh mốc sương BA213c14t7 hay LP2). Số củ/khóm từ 6-8 củ. Năng suất đạt cao (21-25 tấn/ha).

Dạng củ hình oval, mắt nông, vỏ củ màu vàng, ruột củ màu vàng đậm. Hàm lượng chất khô 19-20%, hàm lượng đường khử 0,5%, hàm lượng tinh bột 16-17%, phù hợp cho nhu cầu ăn tươi.

2. Giống khoai tây Jelly

Nguồn gốc, giống Jelly được nhập nội từ Đức thuộc Công ty EuroPlant Germany, bố mẹ là: Marabel x 173/87/4476.

Đặc điểm chính, sinh trưởng phát triển tốt, thời gian sinh trưởng 85-90 ngày, dạng cây nửa đứng, củ hình oval dài, mắt nông, vỏ củ vàng, ruột củ vàng, số củ/cây trung bình (6-7 củ).

Nhiễm nhẹ một số sâu bệnh hại chính (mốc sương, héo xanh, virus, rệp, nhện và bọ trĩ), chống chịu tốt virus Y (PVY), chống chịu trung bình virus (PLRV). Tiềm năng năng suất rất cao, tỷ lệ củ to (Ø > 5cm) nhiều.

Tỷ lệ chất khô đạt 18-20%. Hàm lượng đường khử > 0,5%. Tỷ lệ tinh bột > 16%. Chất lượng ăn ngon, là giống phục vụ ăn tươi.

3. Giống khoai tây KT7

Nguồn gốc, giống khoai tây KT7 (4-170) được chọn tạo từ tổ hợp lai KT3 x 106 năm 2012, mã số 04 và dòng chọn được là dòng số 170. Giống KT7 mang gen kháng bệnh mốc sương R1 (được sàng lọc bằng chỉ thị phân tử liên kết với gen kháng bệnh mốc sương BA213c14t7 hay LP2).

 

4. Kỹ thuật canh tác cơ bản

Chọn củ giống sạch bệnh, trẻ về tuổi sinh lý, kích cỡ 25-40 củ/1kg.

Đất trồng cần bằng phẳng, màu mỡ, tơi xốp, tầng canh tác dày và chủ động tưới tiêu

Thời vụ: ở đồng bằng sông Hồng trồng từ 20/10-10/11.

Làm đất nhỏ, thu gom rơm rạ và cỏ dại, luống trồng hàng đơn rộng 60-70cm, khoảng cây 25-30cm, luống trồng hàng đôi rộng 120-140cm, cao 25cm, hàng cách hàng 35-40cm, cây cách cây 25-30cm.

Phân bón/1 sào 360 m2: Phân chuồng hoai mục 600 kg, Đạm urê 12kg, Lân Supe 35kg,  Kali Cloarua 9kg.

Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân cùng 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali.

Bón thúc hết số phân còn lại khi cây cao khoảng 15cm, kết hợp vun xới lần 1. Vun xới lần 2 (vun cao tạo vồng) sau lần 1 từ 15-20 ngày. Tưới nước giữ ẩm đất thường xuyên đạt 75-80% sức giữ ẩm đồng ruộng. Từ sau cây khoai 70-75 ngày tuổi, tuyệt đối không tưới nước, nếu có mưa phải tháo kiệt ngay.

Mật độ trồng 1.600-1.800 củ/sào (50-60kg).

Kỹ thuật trồng: Rạch hàng, bón lót phân, lấp đất phủ kín phân, đặt củ giống, phủ lớp đất dầy 3-5cm lên củ giống và vét rãnh lên luống.

Phòng trừ sâu bệnh:

Bệnh virus xoăn lùn, cuốn lá hay khảm lá: nhổ bỏ cả cây và củ bị bệnh đem đi tiêu huỷ.

Bệnh héo xanh (héo rũ): sử dụng giống sạch bệnh, luân canh khoai tây với lúa n­ước, không bón phân tư­ơi, nhổ bỏ toàn bộ cây bệnh và tiêu huỷ.

Bệnh mốc sư­ơng:  Sử dụng giống sạch bệnh. Dùng thuốc Zinep 80WP, Ridomil Mancozep 68WP, Pegasus... Phun sớm cả cánh đồng trồng khoai ngay khi ổ dịch đầu tiên xuất hiện.

Thu hoạch khi thấy lá vàng và cây rạc dần. Thu củ vào ngày khô ráo. Phân loại cỡ củ ngay tại ruộng.

Thu hoạch khoai tây giống mới.

Thu hoạch khoai tây giống mới.

Xem thêm
Ngành chăn nuôi vẫn canh cánh nỗi lo 'xuất khẩu'

HÀ NỘI Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn đang canh cánh việc chưa thể xuất khẩu được nhiều sản phẩm.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...