| Hotline: 0983.970.780

30 năm hoạt động tại Việt Nam: Những dấu ấn Syngenta

Thứ Năm 12/11/2020 , 13:36 (GMT+7)

Năm 2020 đánh dấu cột mốc 20 năm thành lập Tập đoàn Syngenta AG và 30 năm Syngenta và các công ty tiền thân hoạt động tại Việt Nam.

Ông Trần Thanh Vũ - Tổng giám đốc Syngenta Việt Nam. Ảnh: Syngenta.

Ông Trần Thanh Vũ - Tổng giám đốc Syngenta Việt Nam. Ảnh: Syngenta.

Nhân dịp này, TGĐ Công ty Syngenta Việt Nam Trần Thanh Vũ đã chia sẻ về những dấu ấn của Syngenta trong chặng đường đã qua cũng như những chiến lược phát triển của công ty trong thời gian sắp tới.

- Ông đánh giá thế nào về những dấu ấn của Syngenta đối với nền nông nghiệp Việt Nam trong suốt hành trình 30 năm qua?

Syngenta được thành lập vào năm 2000 tại Thụy Sĩ thông qua việc sáp nhập 2 công ty nông dược uy tín hàng đầu thế giới là Novartis và Zeneca. Thật ra, Syngenta đã hiện diện và đồng hành cùng nhà nông Việt từ rất lâu trước đó với nhiều sản phẩm của các công ty tiền thân như Ceiba Geigy, ICI…

Với nền tảng khoa học cây trồng được xây dựng từ bề dày 250 năm lịch sử, Syngenta là tập đoàn toàn cầu hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, có trụ sở chính tại Thụy Sỹ. Chúng tôi mang đến các sản phẩm với công nghệ tiên tiến, giúp thay đổi phương thức canh tác trên toàn cầu, đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp.

Những sản phẩm thuốc BVTV như Amistar Top, Tilt Super, Sofit…, các giống ngô NK7328, NK4300… đã trở nên quen thuộc với hàng triệu nông dân Việt, giúp thay đổi tập quán canh tác của họ và gắn liền với các dấu mốc phát triển quan trọng của ngành nông nghiệp.

Ví dụ như thuốc trừ cỏ  Sofit của chúng tôi được đưa vào VN từ những năm 90 đã giúp thay đổi tập quán sản xuất lúa của nông dân từ cấy sang gieo sạ, giúp tiết kiệm công lao động, kiểm soát được hầu hết các loại cỏ dại trong đó đặc biệt là lúa cỏ, nhờ đó đã giúp cho nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.

Tiếp theo đó hàng loạt các sản phẩm kiểm soát nấm bệnh như Anvil, Tilt Super, Filia, Amista Top lần lượt được chúng tôi giới thiệu vào Việt Nam trong 3 thập kỷ qua đã trở thành những công cụ hữu hiệu, giải pháp đột phá để kiểm soát dịch hại, bảo vệ năng suất, nâng cao chất lượng hạt lúa.

Nhờ vậy hàng chục triệu ha lúa của Việt Nam đã được bảo vệ và kiểm soát khỏi dịch hại, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo, đưa VN từ nước phải nhập khẩu lương thực thành một trong số các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Bên cạnh đó dấu ấn về các chương trình trách nhiệm xã hội như “Mái ấm Syngenta”, “Môi trường sạch, cuộc sống xanh” của chúng tôi luôn gắn liền với các nhu cầu cấp thiết của từng địa phương nơi chúng tôi hoạt động.

Hướng dẫn nông dân canh tác cà phê bền vững tại Lâm Đồng. Ảnh: Syngenta.

Hướng dẫn nông dân canh tác cà phê bền vững tại Lâm Đồng. Ảnh: Syngenta.

- Được biết, Syngenta rất quan tâm và đề cao yếu tố phát triển bền vững. Điều này được thể hiện như thế nào, thưa ông?

Chúng tôi thấu hiểu rằng người nông dân cần được tiếp cận với những sản phẩm và giải pháp giúp họ bảo vệ mùa màng nhưng vẫn đảm bảo yếu tố phát triển bền vững. Vì vậy chúng tôi luôn tăng cường chất lượng và mở rộng số lượng nông dân được tập huấn đào tạo về sử dụng sản phẩm an toàn và hiệu quả. Qua đó giúp họ phát huy được hết hiệu quả của sản phẩm trên đồng ruộng một cách an toàn và tạo lập môi trường canh tác bền vững. 

Syngenta thể hiện sự cam kết mạnh mẽ với đời sống nhà nông và tương lai của ngành nông nghiệp thông qua Chương trình Phát triển Bền vững với các cam kết nhằm giảm lượng khí thải carbon từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân ứng phó với thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra. 

Ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết tổ chức sản xuất, chế biến theo chuỗi giá trị gắn với nhu cầu của thị trường tiêu thụ, do đó chưa phát huy được tối đa tiềm năng.

Syngenta hiện đang phối hợp với một số công ty trong chuỗi giá trị nông nghiệp thực hiện các dự án trên cà phê, hồ tiêu, lúa gạo  khoai tây... nhằm xây dựng chuỗi liên kết sản xuất-tiêu thụ nông sản giúp kiểm soát VSATTP, gia tăng giá trị cho nông sản, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, đồng thời giúp nâng cao thu nhập của  nông dân, tạo mối liên kết bền vững trong chuỗi sản xuất nông nghiệp trên từng loại cây trồng.

- Tiếp nối thành công của 30 năm qua, trong thời gian sắp tới, chiến lược của Syngenta tại thị trường Việt Nam là gì, thưa ông?

Hiện nay nông dân đang phải đối mặt với thách thức ngày càng tăng từ biến đổi khí hậu, áp lực sâu bệnh hại cùng yêu cầu ngày càng cao về an toàn và chất lượng nông sản. Vì vậy họ luôn quan tâm và mong chờ những sản phẩm ứng dụng công nghệ mới hoặc những bộ giải pháp mang lại hiệu quả vượt trội.

Syngenta sẽ tiếp tục đưa ra thị trường các sản phẩm mới giúp gia tăng hiệu quả đầu tư của nông dân, thích ứng với các thách thức của biến đổi khí hậu, từ đó mang đến cho nông dân nhiều sự lựa chọn hoàn hảo hơn về công nghệ. Trong đó có các sản phẩm nông dược công nghệ sinh học bao gồm các sản phẩm sinh học kiểm soát dịch hại và các sản phẩm sinh học kích thích sinh trưởng.

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, cơ hội cho các mặt hàng nông sản Việt đang rộng mở. Cánh cửa đi vào các thị trường khó tính sẽ càng rộng hơn khi bà con nông dân sản xuất được những sản phẩm an toàn, chất lượng cao.

Để làm được điều đó, Syngenta sẽ tiếp tục mang đến những bộ giải pháp tiên tiến, đẩy mạnh các dự án phát triển nông nghiệp bền vững, liên kết với chuỗi giá trị để tăng sức cạnh tranh, giúp nông sản Việt chiếm lĩnh thị trường trong nước và từng bước tạo dựng thương hiệu ở thị trường thế giới.

Xác định Việt Nam là một thị trường quan trọng mang tính chiến lược, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các bên liên quan triển khai các dự án phù hợp với từng địa phương, góp phần giúp hàng vạn nông dân canh tác bền vững và hiệu quả, tiếp tục đồng hành cùng nhà nông Việt trên hành trình hướng đến một nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh hiện đạị.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.