| Hotline: 0983.970.780

30 năm, khuyến nông Tiền Giang tập huấn sản xuất hơn 1 triệu lượt nông dân

Thứ Bảy 01/04/2023 , 07:06 (GMT+7)

Tiền Giang Chiều ngày 31/3, Sở NN-PTNT Tiền Giang tổ chức hội nghị tổng kết 30 năm hoạt động khuyến nông tỉnh Tiền Giang (1993-2023).

Hệ thống khuyến nông Tiền Giang đã bám sát nội dung chương trình phát triển nông nghiệp của tỉnh. Ảnh: Minh Đảm.

Hệ thống khuyến nông Tiền Giang đã bám sát nội dung chương trình phát triển nông nghiệp của tỉnh. Ảnh: Minh Đảm.

Ngay từ ngày đầu thành lập, hệ thống Khuyến nông tỉnh Tiền Giang đã kết hợp chặt chẽ, hài hòa các phương pháp tiếp cận khuyến nông: tiếp cận từ dưới lên, theo mục tiêu chiến lược, thông tin tuyên truyền và bám sát tiếp cận địa bàn. Nội dung khuyến nông đã bám sát các chương trình phát triển sản nông nghiệp trọng điểm của tỉnh, chuyển giao thành công nhiều tiến bộ kỹ thuật mới, góp phần tăng sản lượng, chất lượng nông sản.

Tiêu biểu nhất, từ nguồn kinh phí của Trung ương và địa phương, khuyến nông Tiền Giang đã tổ chức hơn 100 lớp đào tạo TOT cho cán bộ ngành nông nghiệp hơn 34 ngàn cuộc tập huấn, hội thảo với hơn 1 triệu lượt nông dân tham dự với các nội dung: kỹ năng khuyến nông, nhân giống lúa cộng đồng (FFS), quy trình sản xuất lúa 3 giảm, 3 tăng, 1 phải 5 giảm, sản xuất an toàn, VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, chăn nuôi - nuôi thủy sản an toàn sinh học, ứng dụng phế phẩm sinh học trong sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu.

Tặng hoa tri ân cho các lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông qua các thời kỳ. Ảnh: Minh Đảm.

Tặng hoa tri ân cho các lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông qua các thời kỳ. Ảnh: Minh Đảm.

Ba mươi năm qua, chương trình khuyến nông đã thực hiện 3063 mô hình trình diễn và 204 dự án, đạt được nhiều kết quả trên tất cả các lĩnh vực, nhiều nhất là lĩnh vực trồng trọt. Đối với cây lúa, đã có với 976 mô hình, dự án với thực hiện trên 14.154 ha. Hoạt động khuyến nông đã chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật như: sử dụng giống lúa cấp xác nhận, bón phân cân đối hợp lý, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), sạ thưa, sạ hàng… Kết quả giảm lượng giống gieo sạ từ 200-250 kg/ha còn 80-120kg/ha, 91,7% sử dụng giống cấp xác nhận, 100% diện tích áp dụng cơ giới hóa khâu làm đất và thu hoạch sản phẩm, 60% áp dụng cơ giới khâu gieo sạ, bón phân, phun thuốc… Năng suất các năm tăng từ 4-4,5 tấn/ha lên 6-8 tấn/ha.

Còn đối với cây ăn trái, đã có 454 mô hình, dự án gắn với tiến bộ kỹ thuật như: sử dụng giống cây ăn trái chất lượng cao thay thế giống lạc hậu, thoái hóa, bón phân hữu cơ, quản lý sâu bệnh theo IPM. Qua đó đã hình thành vùng chuyên canh, chiếm 89% diện tích vườn cây ăn trái toàn tỉnh, đạt năng suất chất lượng cao và phát triển trên 70% diện tích cây ăn trái ứng dụng phân bón hữu cơ và tưới tiết kiệm. Tiêu biểu nhất là xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, sầu riêng Ngũ Hiệp, khóm Tân Phước, thanh long Chợ Gạo.

Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết, hoạt động khuyến nông sẽ bám sát đề án 'Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2030'. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết, hoạt động khuyến nông sẽ bám sát đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2030”. Ảnh: Minh Đảm.

Theo ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang, hoạt động khuyến nông của tỉnh giai đoạn 2023-2025 và định hướng đến năm 2030 sẽ bám sát kế hoạch hành động của Bộ NN-PTNT, Tỉnh ủy Tiền Giang và đặc biệt là Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2030”.

Tỉnh Tiền Giang sẽ củng cố, nâng cao năng lực đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, giữ vai trò chủ đạo, then chốt của hoạt động khuyến nông. Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến nông góp phần xây nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, nông thôn hiện đại. Đẩy mạnh xã hội hóa khuyến nông, kết hợp giữa khuyến nông nhà nước với khuyến nông doanh nghiệp, khuyến nông cộng đồng, khuyến nông xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng tăng của sản xuất, thị trường, hướng tới mục tiêu phát triển cộng đồng, phát triển bền vững.

Hội nghị cũng được nghe trình bày một số tham luận về mô hình hay ở khuyến nông cơ sở. Dịp này, hội nghị đã khen thưởng 4 tập thể và 10 cá nhân có thành tích trong công tác khuyến nông 30 năm qua. Tặng hoa tri ân các nguyên lãnh đạo, các doanh nghiệp đồng hành với công tác khuyến nông.

Năm 1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký Nghị định thành lập hệ thống khuyến nông Việt Nam. Ngày 21/12/1993, UBND tỉnh thành lập Trung tâm khuyến nông Tiền Giang với 37 biên chế, 3 phòng chuyên môn và 9 trạm. Năm 1999 thành lập Trung tâm Khuyến ngư. Năm 2008 sáp nhập Trung tâm Khuyến ngư và Trung tâm Khuyến nông thành lập Trung tâm Khuyến nông. Ngày 24/6/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2000/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp trực thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống Nông nghiệp trực thuộc Sở NN-PTNT; Trung tâm Tư vấn và Kiểm định chất lượng Nông lâm thủy sản thuộc Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Tiền Giang; Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị bệnh động vật thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tiền Giang.

Xem thêm
Phó Cục trưởng NAFIQPM: 'Giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao'

Theo dự báo, giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao, tuy nhiên khó có khả năng tăng đột biến nếu công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Lào Cai cấp 11.000 cây giống giúp người dân Bảo Yên tạo sinh kế

11.000 cây chuối tiêu hồng đã được trao cho nông dân 2 xã Yên Sơn và xã Điện Quan của huyện Bảo Yên, Lào Cai giúp người dân tạo sinh kế.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất