| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: 'Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông'

Thứ Tư 29/03/2023 , 11:45 (GMT+7)

Với phương châm 'ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông', 32 năm qua Khuyến nông Kiên Giang đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Tiên phong thành lập lực lượng khuyến nông

Sáng 28/3, tại TP Rạch Giá, Sở NN-PTNT Kiên Giang tổ chức hội nghị tổng kết 32 năm hoạt động khuyến nông tỉnh Kiên Giang. Phát biểu khai mạc, ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang đã điểm lại các cột mốc quan trọng, có ý nghĩa rất lớn với 32 năm hình thành và phát triển Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang.

Kiên Giang là tỉnh thành lập Trung tâm Khuyến nông sớm nhất cả nước (từ năm 1991), đến nay đã trải qua 32 năm hình thành và phát triển,

Kiên Giang là tỉnh thành lập Trung tâm Khuyến nông sớm nhất cả nước (từ năm 1991), đến nay đã trải qua 32 năm, tạo tiền đề phát triển phát triển nông nghiệp. Ảnh: Trung Chánh.

Theo ông Toàn, Kiên Giang là tỉnh thành lập Trung tâm Khuyến nông sớm nhất cả nước (từ năm 1991), trước so với Khuyến nông Quốc gia 2 năm (năm 1993). Có sự tiên phong này là do lãnh đạo tỉnh Kiên Giang rất chú trọng hoạt động khuyến nông, xem đây là tiền đề để phát triển nông nghiệp, là cầu nối đưa kiến thức khoa học kỹ thuật tới tay người nông dân.  

Tiếp đó, Kiên Giang cũng là tỉnh đầu tiên thực hiện Đề án thành lập Tổ Kinh tế Kỹ thuật Nông nghiệp xã (năm 2005). Mỗi tổ với 3 cán bộ khuyến nông cơ sở chuyên môn trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Đây là mô hình khuyến nông có hệ thống biên chế nhà nước đầu tiên, duy nhất trong cả nước, tạo thành mạng lưới bao phủ toàn tỉnh, sát cánh cùng bà con nông dân sản xuất nông nghiệp.

Empty

Các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết 32 năm hoạt động khuyến nông tỉnh Kiên Giang, được tổ chức sáng 28/3, tại TP Rạch Giá. Ảnh: Trung Chánh. 

Năm 2022, Bộ NN-PTNT ra quyết định về củng cố, kiện toàn hệ thống khuyến nông cơ sở theo mô hình Tổ Khuyến nông cộng đồng và Kiên Giang là một trong những tỉnh được chọn để thí điểm. Kiên Giang đã xác định đây là quyết định quan trong giúp đa dạng hoá các hoạt động khuyến nông, củng cố lại hệ thống khuyến nông toàn tỉnh. Đến nay, Kiên Giang đã thành lập 116 Tổ Khuyến nông cộng đồng, có thêm gần 700 khuyến nông viên, do có thêm thành phần lãnh đạo xã, đoàn thể, cán bộ xã, lãnh đạo các hợp tác xã cùng tham gia.

Đa dạng các mô hình khuyến nông

Hiện nay, Kiên Giang là tỉnh trọng điểm về nông nghiệp vùng ĐBSCL, nhiều năm liền dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa. Ông Hoàng Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, qua 32 năm hoạt động, đơn vị đã tổ chức triển khai thực hiện 375 loại mô hình khuyến nông, với hơn 88.835 hộ nông dân tham gia và hưởng lợi.  

Empty

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang (bên phải) và ông Hoàng Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang, chủ trì buổi thảo luận về đổi mới hoạt động khuyến nông. Ảnh: Trung Chánh. 

Từ năm 2002 đến nay, thực hiện 11.863 ha mô hình nhân giống lúa cấp xác nhận để cung ứng cho nhu cầu chuyển đổi giống, hướng tới xã hội hóa công tác giống. Thực hiện các mô hình “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải 5 giảm” với hàng ngàn ha, giảm lượng giống gieo sạ còn 50-80 kg/ha, giúp tiết kiệm chi phí giống, phân bón, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật.

Đã thực hiện 37.026 ha “Cánh đồng lớn” sản xuất lúa theo hướng VietGAP, đáp ứng vùng nguyên liệu và ứng phó với biến đổi khí hậu, hơn 12.500 ha cánh đồng lớn giảm chi phí, hình thành 15 vùng sản xuất lúa tập trung với quy từ 50 ha trở lên, sản lượng lớn, chất lượng nông sản nâng cao và tăng hiệu quả kinh tế.

Ngoài cây lúa, còn thực hiện trình diễn kỹ thuật canh tác một số cây công nghiệp được 1.017 ha gồm các loại cây khóm, mía, cau, dừa, tiêu, ca cao và bông vải. Phát triển chăn nuôi với các mô hình an toàn sinh học như nuôi heo, bò, gà, vịt… chuyển giao con giống chất lượng tốt, tạo sản phẩm chăn nuôi an toàn, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

Nuôi thủy sản đã xây dựng và chuyển giao hàng trăm mô hình nuôi thủy sản nước ngọt, thủy sản kết hợp như lúa – cá, lúa – tôm, tôm – cua – lúa, tôm – cá. Nuôi thủy sản mặn, lợ ven biển, với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, ao lót bạt có mái che, nuôi tôm 2, 3 giai đoạn, nuôi tôm – lúa quản lý cộng đồng…

Tổ Khuyến nông cộng đồng xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất, cùng bà con nông dân thăm đồng và trao đổi kỹ thuật về sản xuất lúa cánh đồng lớn. Ảnh: Trung Chánh.

Tổ Khuyến nông cộng đồng xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất, cùng bà con nông dân thăm đồng và trao đổi kỹ thuật về sản xuất lúa cánh đồng lớn. Ảnh: Trung Chánh.

Thực hiện chương trình cơ giới hóa và hỗ trợ đầu tư để tác động ứng dụng nhân rộng trên địa bàn tỉnh, nổi bật nhất là mô hình trạm bơm điện, máy gieo, cấy lúa, máy bay không người lái phun thuốc BVTV. Ngoài ra, lực lượng khuyến nông còn trực tiếp tham gia xây dựng nông thôn mới, cùng các địa phương thực hiện các tiêu chí tổ chức lại sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Lực lượng khuyến nông Kiên Giang còn thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế, như chương trình nuôi bò Heifer, giúp phát triển lĩnh vực chăn nuôi, với hàng trăm hộ nông dân tham gia thoát nghèo. Thực hiện chương trình hợp tác giữa tỉnh Kiên Giang và một số tỉnh bạn của Campuchia và Lào, Trung tâm Khuyến nông đã đưa cán bộ qua tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và trực tiếp xây dựng nhiều mô hình sản xuất cho nông dân nước bạn.

“Với phương châm “ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông”, trong 32 năm qua, Trung tâm Khuyến nông đã thực hiện nhiều dạng mô hình trình diễn để nhân rộng trong sản xuất, tập huấn kỹ thuật canh tác, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Cụ thể hóa chính sách trong nông nghiệp cho bà con nông dân, cung cấp lực lượng cán bộ lãnh đạo quản lý cho ngành và cho địa phương, đào tạo nghề cho nông dân và đặc biệt là trực tiếp thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh", Ông Toàn khẳng định.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.