| Hotline: 0983.970.780

445 dịch vụ y tế tăng giá, Bộ trưởng Y tế: Người bệnh sẽ hưởng nhiều quyền lợi

Thứ Ba 21/02/2012 , 09:27 (GMT+7)

Bản chất của việc tăng viện phí là gì? Nó sẽ tác động như thế nào đến hoạt động khám chữa bệnh? Người bệnh có phải oằn mình chi trả? PV NNVN đã có cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến để làm rõ những vấn đề trên.

Lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định: Viện phí tăng sẽ tăng chất lượng khám chữa bệnh

Bản chất của việc tăng viện phí là gì? Nó sẽ tác động như thế nào đến hoạt động khám chữa bệnh? Người bệnh có phải oằn mình chi trả? PV NNVN đã có cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến để làm rõ những vấn đề trên.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, 445/3.000 dịch vụ sẽ tăng từ tháng 3/2012 cũng chỉ nhằm “tính đúng, tính đủ” ba yếu tố đang bị lạc hậu là tiền thuốc, dịch truyền, máu, vật tư tiêu hao; tiền điện, nước, vệ sinh môi trường và chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, mua trang thiết bị thay thế. Còn lại 4 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí mà Bộ Y tế chưa tính vào, đó là tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp; khấu hao trang thiết bị y tế trực tiếp; khấu hao sửa chữa cơ sở hạ tầng và chi phí đào tạo nghiên cứu khoa học.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế sẽ tác động đến một số đối tượng trong xã hội, đặc biệt là người bệnh. Bởi khi BHYT thanh toán cho bệnh viện giá cao hơn sẽ giảm bớt sự đóng góp thêm của người bệnh có thẻ BHYT đối với các dịch vụ mà trước đây giá thấp, bệnh viện phải thu thêm của người bệnh. Hoặc do giá thấp, BV không có đủ chi phí để triển khai các dịch vụ y tế tốt và hiện đại hơn.

Hơn cả, người khám bằng thẻ BHYT sẽ bớt đi sự phiền hà từ chính các y bác sĩ và sẽ được nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (KCB). Đối với 62% dân số đã có thẻ BHYT (khoảng 53 triệu người), mức tác động sẽ cụ thể theo từng nhóm. Với các đối tượng như người có công với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi (khoảng gần 9 triệu trẻ) ngoài việc được nhà nước thanh toán 100% chi phí như trước đây thì sẽ được hưởng dịch vụ y tế hiện đại do chính các BV nâng cấp.

Với gần 15 triệu người là đối tượng hưu trí, người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt là khó khăn đã được nhà nước bảo đảm để mua thẻ BHYT, sẽ được BHYT thanh toán 100% khi KCB tại trạm y tế xã. Trường hợp phải chuyển tuyến trên còn được thanh toán tiền vận chuyển từ tuyến huyện lên tuyến trên và được thanh toán 95% khi KCB tại các BV công lập và chỉ yêu cầu người bệnh thanh toán 5% chi phí nữa thôi. “Đây là một quyền lợi mới mà người bệnh sẽ được hưởng từ việc tăng viện phí” - bà Tiến nói.

Tiếp đó là nhóm đối tượng là HSSV, trước đây được Nhà nước hỗ trợ 30% để tham gia BHYT, 70% các em phải tự thanh toán. Nay Quỹ BHYT sẽ thanh toán 80% chi phí của số tự thanh toán này. Lúc đó, mỗi HSSV chỉ phải đóng 20% chi phí KCB tăng thêm thôi. Với đối tượng thuộc hộ cận nghèo, song song với việc nâng giá viện phí, Bộ Y tế đã kiến nghị với Chính phủ và đã được đồng ý khi nâng mức hỗ trợ cho nhóm đối tượng này lên 70% khi tham gia BHYT.

"Viện phí tăng cũng sẽ tháo gỡ một số bất cập có liên quan đến Nhà nước. Đó là việc điều chỉnh viện phí sẽ giảm bớt sự bao cấp tràn lan trong KCB, người bệnh có khả năng chi trả mà không cần nhà nước bao cấp nữa. Do đó ngân sách nhà nước sẽ dôi ra để dành mở rộng đối tượng chính sách BHYT, nâng mức hỗ trợ mua thẻ nên giúp thực hiện lộ trình BHYT toàn dân nhanh hơn" - bà Tiến nói.

“Song Bộ Y tế lo ngại hơn cả là khoảng 38% dân số còn lại chưa có thẻ BHYT sẽ bị chi phối từ gánh nặng của viện phí tăng”- người đứng đầu ngành y tế nói tiếp. Theo bà Tiến, đó chủ yếu là các đối tượng có mức thu nhập trung bình trở lên. Mặc dù nhà nước đã tăng lương tối thiểu lên 6 lần từ năm 1995 nên nhiều đối tượng trong nhóm này đã có khả năng chữa bệnh ở BV nước ngoài, BV liên doanh, BV tư nhân nhưng đó chỉ là số người rất ít.

Nói cụ thể hơn, tỷ lệ lớn đối tượng trong nhóm cận nghèo này sẽ gặp khó khăn khi mắc bệnh nặng, chi phí điều trị lớn (từ 10- 20 triệu đồng/lần điều trị) thì sẽ khó chi trả. Vì vậy, thời gian tới, Bộ Y tế sẽ vận động nhóm đối tượng này tham gia nhiều hơn vào BHYT tự nguyện.

Khi được nâng giá 445/3.000 dịch vụ y tế thì các BV cũng sẽ là nhóm đối tượng chịu tác động nhiều nhưng sẽ theo chiều hướng tích cực. Bởi khi có kinh phí để thực hiện dịch vụ, duy tư bảo dưỡng các trang thiết bị, buồng bệnh, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Đặc biệt các BV tuyến dưới sẽ có kinh phí để phát triển kỹ thuật mới, đưa dịch vụ y tế về gần dân hơn. Đồng thời sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị được đầu tư tốt hơn.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cho vay theo chuỗi giá trị, kênh 'bơm vốn' giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Hội thảo 'Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á' thảo luận về các kinh nghiệm tín dụng nông nghiệp hiện nay.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khoanh vùng thiếu nước để ngừng sản xuất nông nghiệp

Công ty Thủy lợi Khánh Hòa khuyến cáo người dân không tự ý sản xuất đối với diện tích đã khoanh vùng tạm dừng sản xuất, nhằm tránh thiệt hại do không có nước tưới.