| Hotline: 0983.970.780

50 kỳ quan thiên nhiên đang 'sốt sình sịch'

Thứ Bảy 03/06/2017 , 13:55 (GMT+7)

Mới đây, Lonely Planet vừa bình chọn danh sách 50 kỳ quan thiên nhiên tuyệt nhất thế giới. Theo đó, những địa danh đặc biệt nhất đều góp mặt như đại vực Grand Canyon, sa mạc trắng hay suối nước nóng hàng triệu năm tuổi.

Danh sách những kỳ quan thiên nhiên thu hút nhất thế giới vừa được một nhóm các chuyên gia du lịch toàn cầu thực hiện tại Lonely Planet. Đó đều là những địa danh đặc biệt, hấp dẫn du khách theo cách rất riêng, dù một số nơi được đánh giá khá nguy hiểm.

Dưới đây là một trong số Top 50 do Lonely Planet bình chọn.

Suối nước nóng Grand Prismatic thuộc công viên quốc gia Yellowstone, Mỹ. Đây là suối nước nóng lớn nhất Mỹ và lớn thứ 3 thế giới. Nó còn được mệnh danh là “lăng kính vĩ đại” bởi màu sắc nước trong suối rất đa dạng, từ xanh dương, xanh lá, tới vàng, cam, đỏ nâu, gợi lên hình ảnh cầu vồng đa sắc. Sở dĩ suối này mang màu sắc đặc biệt đến vậy do các vi khuẩn sắc tố trong thảm vi khuẩn phát triển, cạnh dòng nước giàu khoáng chất. Ngoài ra, lượng màu sắc còn phụ thuộc vào tỷ lệ chất diệp lục và thời tiết.
Cánh cửa tới Địa ngục là tên gọi của mỏ khí thiên nhiên ở Darvaza, tỉnh Ahal, Turkmenistan. Năm 1971, khi tiến hành khoan, các nhà địa chất Liên Xô đã khoan phải một túi khí. Để tránh rò rỉ gây độc, người ta quyết định đốt nó. Dự định ban đầu, người ta chỉ nghĩ đốt cháy trong vài tuần. Tuy nhiên đám cháy này đến nay vẫn chưa kết thúc.
Ngoài kim tự tháp và tượng nhân sư, Ai Cập còn sở hữu một báu vật thiên nhiên khác ít nơi nào có được – sa mạc trắng. Nằm cách thủ đô Cairo chừng 570km, với diện tích hơn 3000 km2, sa mạc trắng được tạo thành từ kỷ Phấn Trắng. Theo các nhà khoa học, vị trí sa mạc trắng trước kia là biển. Sau khi nước biển rút để lại vỏ sò, vách núi đá vôi xói mòn theo thời gian.
Giant's Causeway là vùng bờ biển thuộc hạt Altrim, Bắc Ireland, Vương quốc Anh. Bờ biển này thu hút rất đông khách du lịch và các nhà nghiên cứu. Tại đây có hơn 40.000 cột bazan khổng lồ màu đen được xếp ngay ngắn, là kết quả vụ phun trào núi lửa cổ xưa. Năm 1986, khu vực này được công nhận là Di sản thế giới do UNESCO bình chọn.
Cánh đồng muối lớn nhất thế giới Salar de Uyuni thuộc phía tây nam Bolivia, gần biên giới Chile, được ví như “kỳ quan lạ” của thiên nhiên. Nơi này như tấm gương khổng lồ, phản chiếu nền trời khiến du khách có cảm giác đang bước đi cùng mây trắng. Không chỉ mang lợi ích về kinh tế, cánh đồng muối còn là điểm du lịch nổi tiếng với vẻ đẹp không nơi nào sánh được.
Santorini là một trong những hòn đảo Cyclades thuộc biển Aegean. Nơi này từng bị tàn phá bởi một vụ phun trào núi lửa. Tên gọi của hòn đảo có từ thế kỷ 13, lấy từ nguồn cảm hứng từ Thánh Irene. Santorini từ lâu nổi tiếng với những vách đá dựng đứng ôm lấy bờ biển cát màu đen đặc trưng từ bụi núi lửa, cùng những công trình kiến trúc độc đáo với hai gam màu trắng – xanh coban hào với màu nước biển và nền trời.
Những rễ cây sống được người Khasi và Jaintia kết thành cầu ở Cherrapunji, Meghalaya, Ấn Độ. Cây cầu đặc biệt này vẫn liên tục lớn lên và phát triển cùng thời gian.

 

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm