Xin mách mẹ 6 loại rau bổ não nhất cho bé dựa theo danh sách do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo.
Thật vậy, ngay từ khi trẻ giai đoạn ăn dặm thì tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo danh sách những loại rau tốt nhất cho não bộ của trẻ. Dưới đây xin nêu là các loại rau có công dụng tuyệt vời ấy.
1. Hẹ: Hẹ tươi chứa rất nhiều folate (axit folic là loại axit amin có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào), protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin C,...là siêu thực vật tốt cho sự phát triển của não bộ. Ngoài ra, trẻ ăn hẹ nhiều còn giúp xương chắc khoẻ, ngừa táo bón và các vấn đề về da do hẹ giàu vitamin K và chất xơ.
2. Rau cải thìa: Cải thìa không chỉ là loại rau quen thuộc để chế biến nên những món ăn ngon cho bé mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho não trẻ. Cải thìa rất giàu axit folic - dưỡng chất tối cần thiết cho não bộ. Mặt khác, lượng vitamin C trong cải thìa có khả năng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật và sự lây nhiễm trong cơ thể trẻ.
3. Cải bó xôi: Chẳng hổ danh loại rau giàu dinh dưỡng bậc nhất, cải bó xôi có lượng dưỡng chất vitamin áp đảo trong danh sách các loại rau củ quả. Chẳng thế mà phương Tây đã có bộ hoạt hình Popeye để nhắc nhở bé hãy chịu khó ăn cải bó xôi. Cải bó xôi có chứa một lượng lớn các carotene và chất sắt, đồng thời là nguồn vitamin B6, axit folic và kali. dồi dào.
Lựa mua cải bó xôi, nên lưu ý chọn những bó cải có lá tươi xanh, tránh những lá bị rách, nhăn, dập nát và sẫm màu. Để đảm bảo an toàn tốt nhất, mẹ nên mua rau ở những hàng rau sạch hoặc trong siêu thị. Bên cạnh đó, khi chế biến cải bó xôi, để giữ được lượng dưỡng chất có trong rau, mẹ nên băm nhỏ rau thay vì xay nhuyễn. Ngoài ra, thay vì luộc rau, mẹ có thể hấp rau mà không cần cho nước vì trong cải xôi đã có sẵn nước và chính lượng nước này sẽ kết hợp cùng nhiệt độ hấp làm chín rau
4. Cần tây: Các nhà dinh dưỡng đã kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng có trong 13 loại lá rau khác nhau và lá cần tây cho thấy kết quả hàm lượng carotene, vitamin C, vitamin B1, protein, canxi vượt trội. Người ta đã xác định trong 100g lá cần tây có chứa đến 6,3% protein; 0,6% lipid; 2,1% chất khoáng tố vi lượng (như: calcium, phốtpho, sắt); quả chứa tinh dầu có mùi thơm: limonene và các chất chuyển hóa của sadanolic acid.
5. Ớt chuông xanh: Ớt chuông xanh chất chống oxy hóa, vitamin và rất nhiều nguyên tố vi có thể tăng cường sức mạnh của trẻ, làm giảm mệt mỏi cho cơ thể và não bộ. Đây là loại quả có lượng vitamin C kỉ lục. Cứ 100g ớt có chứa 120 mg vitamin C. Lượng vitamin C này gấp 2,5 lần so với cam. Thực tế, chỉ cần 50g ớt tây đã chứa 60g vitamin C tương đương với 75% lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày. Ớt chuông xanh không hề có vị cay nên mẹ vẫn có thể chế biến cho bé ăn với lượng nhỏ và thường xuyên.
6. Cà chua: Cà chua có đường (glucose, fructose), protein, chất béo, axit malic, axit citric, carotene, vitamin B1, B2, C, niacin, canxi, phốt pho, kẽm, sắt, bo, mangan, đồng, iốt. Cà chua có tác dụng nuôi dưỡng máu rất tốt, kích thích thèm ăn và hỗ trợ não phát triển hiệu quả. Tuy nhiên, do các loại cà chua chín dấm được bán phổ biến ở các chợ, nên để bảo đảm an toàn mẹ nên chọn mua cà chua già, đã gần chín từ các ruộng, vườn về nhà tự ủ hoặc mua lượng lớn cà chua chín cây về làm sốt cà chua cho bé bằng cách: Hấp cà chua chín, bóc vỏ, bỏ hạt, nghiền nhuyễn. Cho vào cà chua nghiền một chút muối, đun sôi, để nguội rồi đóng chai, dùng dần. Không nên để cà chua trong túi nilon hoặc cho vào tủ lạnh.