| Hotline: 0983.970.780

600 tấn hạt tam giác mạch Hà Giang sẽ được xuất sang Nhật

Thứ Tư 30/11/2022 , 15:36 (GMT+7)

Cây tam giác mạch nổi tiếng bởi vẻ đẹp hoang dại gắn với du lịch ở cao nguyên đá Hà Giang đang hứa hẹn tiềm năng lớn xuất khẩu hạt sang thị trường Nhật Bản.

Cây tam giác mạch ở Hà Giang thường được trồng vào dịp cuối năm gắn với Lễ hội hoa tam giác mạch nổi tiếng nơi đây. Ảnh: Đào Thanh.

Cây tam giác mạch ở Hà Giang thường được trồng vào dịp cuối năm gắn với Lễ hội hoa tam giác mạch nổi tiếng nơi đây. Ảnh: Đào Thanh.

Trong chuyến làm việc mới đây tại tỉnh Hà Giang, ông Matsuo Tomoyuki, Chủ tịch Hiệp hội văn hóa ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam cho biết, trên thực tế, nhu cầu nhập khẩu hạt tam giác mạch thô làm mì Soba của Nhật Bản rất lớn. Qua khảo sát thực tế cho thấy, chất lượng hạt giác mạch trồng tại Hà Giang cao hơn nhiều so với những nơi khác.

Vì vậy trong thời gian vừa qua, Hiệp hội đã và đang triển khai trồng tam giác mạch trên diện tích khoảng 100ha với tổng sản lượng 50 tấn, trồng hầu khắp tại tỉnh Hà Giang, trong đó tập trung nhiều nhất là tại huyện Mèo Vạc, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và thành phố Hà Giang.

Ông Matsuo Tomoyuki cũng cho biết, kế hoạch trong năm sắp tới, Hiệp hội văn hóa ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam sẽ triển khai trồng nhiều diện tích hơn nữa trải dài khắp các huyện của tỉnh Hà Giang. Chuyến hàng xuất khẩu gần đây nhất là 5 tấn hạt tam giác mạch. Dự kiến trong năm 2023, Hiệp hội sẽ xuất khẩu từ 300 đến 600 tấn hạt tam giác mạch Hà Giang sang Nhật Bản.

Thôn Cao Bành, xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang là địa phương được Hiệp hội văn hóa ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam chọn làm vùng nguyên liệu thí điểm cho các dự án trồng cây tam giác mạch lấy hạt. Theo chính quyền địa phương thì diện tích đặt hàng là khoảng 5ha. Cây tam giác mạch là loài cây khá dễ trồng, dễ sống và gắn bó lâu đời với người dân Hà Giang nên việc triển khai trồng, canh tác lấy hạt sẽ không gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, trước đây người dân chỉ trồng để lấy hoa phục vụ phát triển du lịch nên không chú ý đến năng suất, sản lượng. Một vấn đề nữa đó là cây tam giác mạch đang có dấu hiệu suy thoái giống do sử dụng trồng từ cây bố mẹ qua nhiều vòng đời nên tỷ lệ cây cho hạt chắc chỉ đạt khoảng 30% tỷ lệ bông cũng là vấn đề đặt ra.

Ông Lê Thái Hưng, Chủ tịch UBND xã Phương Tiện, thành phố Hà Giang cho biết, đảm bảo năng suất hạt tam giác mạch, chính quyền địa phương đã vận động bà con nhân dân thực hiện trồng giống tam giác mạch có chất lượng để hoa ra đúng thời điểm đón đầu mùa du lịch và phục vụ thu hoạch hạt đảm bảo mục tiêu kép. Hứa hẹn việc bán hạt tam giác mạch sang thị trường Nhật Bản sẽ được bền lâu, như vậy giúp người dân địa phương có nguồn thu không nhỏ từ loài hoa gắn liền với vùng cao nguyên đá từ bao đời nay này.

Hiện nay, toàn tỉnh Hà Giang có khoảng 400ha trồng tam giác mạch tập trung chủ yếu tại thành phố Hà Giang và các huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh. Cây hoa tam giác mạch được đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Cao nguyên đá gieo trồng từ lâu đời để dùng làm các sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu của thị trường như bánh tam giác mạnh, rượu tam giác mạch… Nhiều hộ dân trồng lấy hạt để bán cho thị trường có nhu cầu trồng hoa trong tỉnh Hà Giang và 1 số tỉnh lân cận như Tuyên Quang, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên…

Những ruộng bậc thang tam giác mạch đã thu hút đông đảo du khách đến với Hà Giang. Ảnh: Đào Thanh.

Những ruộng bậc thang tam giác mạch đã thu hút đông đảo du khách đến với Hà Giang. Ảnh: Đào Thanh.

Loài cây tam giác mạch được người dân ở Hà Giang trồng gối từ tháng 8 đến tháng 10. Thời gian hoa nở kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Một vụ tam giác mạch chỉ mất 3 tháng kể từ khi gieo tới lúc thu hoạch.

Từ năm 2015 đến nay Lễ hội hoa Tam giác mạch trên Cao nguyên đá được tỉnh Hà Giang tổ chức như một chương trình du lịch thường niên thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Cây tam giác mạch mọc trên các sườn đồi, trên đường đi, ở chân núi, trên khúc đèo dốc quanh cao và có sức sống khá mãnh liệt. Loài hoa có sắc hồng, tím, trắng mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, hoang dại trên khắp các vùng đồi núi cao nguyên đá của Hà Giang đã mang đến cho vùng đất này sức hấp dẫn mãnh liệt với du khách. Việc Hiệp hội văn hóa ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam thực hiện kết nối tiêu thụ sản phẩm hạt tam giác mạch sẽ mở ra hướng đi mới cho loài hoa này, nâng cao thu nhập cho người dân vùng cao nguyên đá Hà Giang.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm