| Hotline: 0983.970.780

8 thủ tục hành chính lĩnh vực lâm nghiệp có hiệu lực từ 30/10/2020

Thứ Tư 28/10/2020 , 08:46 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT vừa ban hành Quyết định 4044/QĐ-BNN-TCLN công bố 8 thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực lâm nghiệp có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/10/2020.

Trong 8 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN-PTNT, cấp Trung ương có 4 thủ tục, cấp địa phương 5 thủ tục. Ảnh: TCLN.

Trong 8 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN-PTNT, cấp Trung ương có 4 thủ tục, cấp địa phương 5 thủ tục. Ảnh: TCLN.

Trong 8 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN-PTNT, cấp Trung ương có 4 thủ tục, bao gồm: Cấp giấy phép FLEGT đối với gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất vào Liên minh châu Âu Lâm nghiệp Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam; Gia hạn giấy phép FLEGT đối với gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất vào Liên minh châu Âu Lâm nghiệp Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.

Hai thủ tục cấp Trung ương tiếp theo là Cấp thay thế giấy phép FLEGT đối với gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất vào Liên minh châu Âu Lâm nghiệp Cơ quan thẩm quyền  uản lý CITES Việt Nam; Cấp lại giấy phép FLEGT đối với gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp để xuất khẩu hoặc tạm  hập, tái xuất vào Liên minh châu Âu Lâm nghiệp Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.

Đối với thủ tục hành chính cấp tỉnh có 2 thủ tục là: Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu lâm nghiệp Chi cục  Kiểm lâm cấp tỉnh; Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ lâm nghiệp Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở NN-PTNT.

Thủ tục hành chính cấp huyện có 2 thủ tục là: Xác nhận bảng kê gỗ nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan Lâm nghiệp Chi cục Hải quan; Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu Lâm nghiệp Hạt Kiểm lâm cấp huyện.

Theo Bộ NN-PTNT, với thủ tục Cấp giấy phép FLEGT đối với gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất vào thị trường Liên minh Châu Âu, trình tự thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ: Chủ gỗ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu điện hoặc qua môi trường điện tử tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam (gọi tắt là Cơ quan cấp phép).

Bước 2: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Cơ quan cấp phép kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan cấp phép thông báo và hướng dẫn chủ gỗ hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản hoặc thư điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Hệ thống cấp giấy phép FLEGT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp phép: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan cấp phép kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ và cấp giấy phép FLEGT. Trường hợp không cấp giấy phép, Cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ gỗ.

Việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vưc Lâm nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và lâm sản sang châu Âu. Ảnh: TCLN.

Việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vưc Lâm nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và lâm sản sang châu Âu. Ảnh: TCLN.

Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ về nguồn gốc gỗ hợp pháp của lô hàng đề nghị cấp giấy phép FLEGT, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản cho chủ gỗ, cơ quan xác minh và các cơ quan có liên quan khác, trong đó nêu rõ thời gian xác minh.

Cơ quan cấp phép chủ trì, phối hợp với cơ quan xác minh và các cơ quan có liên quan tổ chức xác minh làm rõ tính hợp pháp của lô hàng gỗ. Thời hạn xác minh không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày thông báo.

Kết thúc xác minh phải lập biên bản. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc xác minh, Cơ quan cấp phép FLEGT trong trường hợp lô hàng gỗ xuất khẩu đủ điều kiện cấp giấy phép hoặc thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp giấy phép cho chủ gỗ.

Bước 4: Trả kết quả: Trong thời hạn 1 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép FLEGT, Cơ quan cấp phép trả giấy phép FLEGT cho chủ gỗ, đăng tải thông tin về giấy phép FLEGT đã cấp trên trang thông tin điện tử của Cơ quan cấp phép đồng thời gửi bản chụp giấy phép FLEGT đã cấp cho cơ quan thẩm quyền FLEGT của nước nhập khẩu thuộc Liên minh Châu Âu.

Về cách thức thực hiện có thể trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu điện hoặc qua môi trường điện tử (Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Hệ thống cấp giấy phép FLEGT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia).

Xem thêm
Lợi ích của trồng rừng đạt chứng chỉ FSC

Chứng chỉ rừng FSC giúp tăng giá trị của sản phẩm và mặt hàng từ 20 - 30% so với những sản phẩm cùng loại, góp phần khai mở kiến thức người trồng rừng...

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm