| Hotline: 0983.970.780

“Hùng chỉ”

Thứ Hai 05/08/2013 , 10:51 (GMT+7)

Tên họ đầy đủ của hắn là Nguyễn Mạnh Hùng, quê ở xã Hy Cương, huyện Phù Ninh, tỉnh Vĩnh Phú (Vĩnh Phúc và Phú Thọ ngày nay). Hùng cùng tổ bốc vác với tôi ở Cty Cung ứng Vật tư thuộc Tổng Cty Xây dựng Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà.

Tên họ đầy đủ của hắn là Nguyễn Mạnh Hùng, quê ở xã Hy Cương, huyện Phù Ninh, tỉnh Vĩnh Phú (Vĩnh Phúc và Phú Thọ ngày nay). Hùng cùng tổ bốc vác với tôi ở Cty Cung ứng Vật tư thuộc Tổng Cty Xây dựng Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà.

Tổ có 13 người. Nhiệm vụ của tổ là khi xe chở xi măng từ Hải Phòng về thì vác từ xe xuống xếp vào kho, và khi các đơn vị khác trong Tổng Cty đưa xe, mang phiếu xuất đến kho thì lại vác xi măng từ kho xếp lên xe cho họ. Đúng như tên gọi, cao 1,75 m, nặng gần bảy chục kg, Hùng vừa “mạnh” lại vừa “hùng”. Trong khi tôi phải gập lưng xuống mới “cõng” nổi bao xi măng 50 kg, đi từ xe vào kho hay đi từ kho ra bằng những bước xiêu bước vẹo thì hắn chỉ cắp bằng một tay, đi cứ nhẹ tênh tênh. Có lần hứng lên, hắn cắp hai tay hai bao, bảo chúng tôi đặt lên vai cho hắn một bao nữa, đi phăng phăng vào kho rồi lại quay ra mà nhịp thở vẫn rất bình thường.

Không chỉ khỏe mà hắn còn có hai cái tài. Thứ nhất là tài câu cá. Sáng Chủ nhật nào thấy hắn vác cần câu ra sông Đà là cả tổ đinh ninh tối ấy thế nào cũng có cá ăn, bởi tính hắn rất thảo, những thứ kiếm được hắn chẳng giữ riêng cho mình cái gì. Có lần hắn câu được con cá chiên nặng hơn 5 cân, hôm ấy cả tổ được một bữa cá chiên nướng nhớ đời.

Thứ hai là tài bẫy chuột. Chuột rừng là một món thực phẩm “sạch” bởi chúng ăn những thứ ở rừng chứ không chui rúc cống rãnh như chuột nhà. Mùa ngô hay mùa sắn, con nào con nấy béo mẫm, ăn rất ngon. Chập tối xách chùm bẫy lên rừng, sáng sớm thu bẫy, có đêm số chuột dính bẫy của Hùng đến hơn hai chục con. Tôi phục Hùng lắm. Biết hắn rất thích truyện nhưng lại lười đọc, tôi thường kể chuyện "Tam quốc diễn nghĩa", "Tây Du ký", "Đông Chu Liệt quốc"... cho hắn nghe, nên hắn cũng quý tôi, thỉnh thoảng đi câu, hắn cho tôi đi theo để học nghề.

Hôm ấy sau buổi làm, tổ trưởng công đoàn Hoàng Văn Phan bảo anh em tranh thủ họp để bình xét hàng phân phối. Anh Phan cho biết:

- Đợt này tổ ta được phân phối 1 vành xe đạp Thống Nhất, 16 đũa xe đạp, 2 áo may ô dệt kim Đông Xuân và 1 cuộn chỉ đen. Đề nghị anh em bình xét.

Trong tổ chỉ có anh Hòa và anh Chương có xe đạp, chiếc vành xe đạp là thứ mà họ mơ ước lâu nay, vì vành xe của anh nào cũng mọt lỗ chỗ rồi. Nhưng một cái vành xe thì không thể phân cho 2 anh, vì chẳng ai dùng được một cái vành xe đạp cắt đôi cả. Tổ trưởng phân cho Hòa, nhưng Chương nhất định không chịu. Hơn nửa tiếng giằng co chưa ngã ngũ, cuối cùng ông đội trưởng phải xuống giải quyết:

- Cho cả hai thằng. Mang ra chợ mà bán, trừ tiền mua theo giá phân phối đi, còn chênh lệch chia đôi.


Phiếu mua sắm phụ tùng xe đạp thời bao cấp

Cả 2 anh đều “tâm phục khẩu phục”. Cái vành xe hồi ấy giá phân phối có mười hai đồng ba hào sáu, nhưng giá chợ đen gần bốn chục đồng (giá phân phối một chiếc xe đạp Thống Nhất là 270 đồng), hơn đứt tháng lương (lương cơ bản lao động phổ thông bậc 2 của chúng tôi mỗi ngày được một đồng bốn hào chín xu ba).

Giống như vành xe đạp, may ô cũng không thể chia đôi, nhưng vì giá trị của nó nhỏ, có đem chợ bán chỉ được năm, sáu đồng, trừ giá phân phối đi, chênh lệch chỉ còn hơn hai đồng, nên khi tổ trưởng chỉ định phân 2 cái áo cho 2 người, không ai thắc mắc.

16 chiếc đũa xe đạp được phân cho 4 người, mỗi người 4 chiếc, cũng không ai mè nheo. Cả 4 anh đều bán lại ngay phần đũa của mình cho Chương và Hòa, mỗi chiếc tám hào (giá phân phối một hào hai một chiếc). Hòa và Chương trả phần chênh lệch cho 4 anh luôn, dù chưa lấy được hàng. Tôi và Hùng được cuộn chỉ. Tổ 13 người, lần này 10 người được phân phối hàng, 3 người không được. Theo quy định, thì lần sau tổ được phân phối những gì, 3 người đợt này không được sẽ được ưu tiên. Không được đợt này có khi lại “trúng to” đợt sau, vì chuyện phân phối hàng rất thất thường và không ai đoán trước được. Lần này chỉ mấy thứ lặt vặt nhưng lần sau có khi là chăn chiên, ruột chăn bông hoặc áo sợi... Được một cái chăn bông coi như được hẳn tháng lương, vì giá chăn bông phân phối chỉ hai bẩy, hai tám đồng, nhưng mang ra chợ có ngay bẩy chục đồng.

Được phân phối nửa cuộn chỉ, tôi mừng lắm. Dưới quê, vợi tôi có cả đống quần áo tổ đỉa. Không có chỉ vá, vợ tôi phải rút sợi ở miếng vải màn cũ ra làm chỉ. Nhưng sợi vải màn cũ rất mục, vá xong chỉ vài lần giặt là sợi đã đứt, miếng vá rời ra. Đó là người lớn, chứ với mấy thằng con tôi, thì giờ vá chốc có khi sợi đã đứt. Có lần vợ tôi đã phải gỡ cả những sợi móc ở cái nón mê làm chỉ vá. Loại này rất bền, nhưng vì nó không đồng chất với vải, nên những miếng vá trở thành dúm dó, dù vợ tôi nổi tiếng là người khéo tay. Nửa cuộn chỉ này gửi về, chắc vợ tôi mừng lắm. Tôi lập tức viết thư báo tin cho vợ biết.

Nộp tiền cho tổ trưởng xong nhưng phải một tuần sau mới có hàng. Nhận được cuộn chỉ, tôi bẻ chiếc đũa tre làm đôi, đưa một nửa cái đũa và cuộn chỉ cho Hùng:

- Mày cuộn phần của mày vào đoạn đũa này, còn thì đưa tao.

- Cuộn làm gì cho mất công...

Nói xong, Hùng đút cuộn chỉ vào túi quần rồi chạy xuống nhà bếp. Lát sau quay lên, một tay hắn cầm con dao tông, tay kia cầm một khúc củi khiến tôi ngơ ngác, không hiểu hắn định làm gì. Để cuộn chỉ lên một viên gạch, hắn đặt con dao vào giữa cuộn chỉ, ướm cho hai nửa thật đều nhau.


Chen lấn mua hàng tại cửa hàng mậu dịch (ảnh tư liệu tại Bảo tàng Dân tộc học)

Chợt nhận ra ý định của hắn, tôi hoảng hồn định chạy đến dằng ra, nhưng không kịp nữa. Một tay giữ chắc con dao, tay kia hắn vung khúc củi, giáng liên tiếp vào sống dao. Chát! Chát! Chát chát chát. Lưỡi dao ngập sâu vào cuộn chỉ. Phút chốc cuộn chỉ đã đứt rời thành hai nửa, mỗi nửa lăn ra một phía. Đút một nửa vào túi quần, còn một nửa hắn nhặt đưa tôi:

- Của mày đây.

Cả tổ cười lăn cười lộn. Riêng tôi, cầm nửa cuộn chỉ giờ đã biến thành hàng trăm đoạn ngắn, mỗi đoạn chỉ chừng ba đốt ngón tay, tôi ứa nước mắt.

Từ đó, ai cũng gọi Nguyễn Mạnh Hùng là “Hùng chỉ”, để ghi nhớ sự kiện đặc biệt này. Mấy tháng sau, Hùng được tuyển đi học lớp lái máy ủi. Ra trường, hắn chuyển về Cty thi công cơ giới.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm