| Hotline: 0983.970.780

Bảo Quốc: Vẫn xứng “Đệ nhất danh hài”

Thứ Tư 11/11/2009 , 10:05 (GMT+7)

Mệnh danh “Đệ nhất danh hài” nhưng NSƯT Bảo Quốc ngoài đời lại rất mực thước. Ông là người duy nhất còn lại trên sân khấu của thế hệ danh hài trước năm 1975.

>> Nghệ sĩ& đời thường

Bảo Quốc là người duy nhất còn lại trên sân khấu của thế hệ danh hài trước năm 1975.  

Hội diễn sân khấu kịch nói chuyên nghiệp 2009 khép lại, HCV cho vai Nhan Tấn trong vở Nỏ thần như một mốc son vàng đánh dấu kỷ niệm 50 năm góp mặt trên sàn diễn của NSƯT Bảo Quốc.  

Xem Bảo Quốc vào vai Nhan Tấn nhiều người tấm tắc khen: “Ông này chuyên diễn hài mà vào được vai Nhan Tấn này quả là giỏi quá”. Ấy bởi họ quên một điều, trước khi trở thành diễn viên hài, ông từng là kép mùi và với vai trò kép mùi;  từng đoạt giải danh giá nhất cho diễn viên cải lương ngày trước, giải Thanh Tâm.  

Đệ nhất 

Bảo Quốc sinh ra trong một gia đình nghệ thuật nổi tiếng (cha là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Năm Nghĩa, mẹ là bà bầu Thơ) với gánh hát gia đình mang tên Thanh Minh. Sau đó, tên tuổi của nghệ sĩ Thanh Nga đã đưa đoàn Thanh Minh - Thanh Nga trở thành một gánh hát được mến mộ nhất suốt gần 3 thập kỷ.  

Bước lên sân khấu năm 1959, khi tròn 10 tuổi nhưng một thời Bảo Quốc nghĩ mình khó có cơ hội nổi tiếng bởi chị gái Thanh Nga là ngôi sao lớn của đoàn hát gia đình. Ngày ấy, các nghệ sĩ hiếm có chuyện chạy sô. Mà đã là con thì không thể đi diễn nơi khác khi sân khấu nhà vẫn luôn cần người. Và em trai thì không thể đóng cặp với chị gái, tức chẳng bao giờ có cơ hội làm kép nhất.  

Để ý cách diễn và tính nết của Bảo Quốc, chị ba Thanh Nga thường gợi ý cho anh chuyển sang diễn hài. Rồi một ngày, vở Con ma nhà họ Hứa đã bán hết vé mà danh hài Thanh Việt (lừng lẫy thời bấy giờ) lại cáo ốm trước giờ mở màn. Nghe lời chị ba Thanh Nga, Bảo Quốc ra diễn thay. Sự thành công bất ngờ của đêm thế vai ấy đưa anh chính thức trở thành cây hài danh tiếng trẻ nhất, xếp chung những tên tuổi đàn anh như Thanh Việt, Kim Quang, Hoàng Mai, Văn Chung, Tư Rọm...

Trước đây nghệ sĩ hài dù hay đến mấy vẫn sau đào kép. Là hề chánh lương cũng không cao như đào kép chánh. Bảo Quốc đã phá thông lệ đó, anh là cây hài được hưởng mọi quyền lợi như đào kép chánh... Những năm 1990 khi tấu hài phát triển thì Bảo Quốc là một cái tên được bảo đảm cho bầu sô bán sạch vé. Tên anh được các bầu sô đặt trang trọng hàng đầu với danh xưng “Đệ nhất danh hài Bảo Quốc”.  

Ấy nhưng chỉ một lần được đôn lên làm kép mùi với vai hiệp sĩ mù trong vở cải lương Hiệp sĩ mù   Bảo Quốc đoạt ngay HCV giải Thanh Tâm dành cho diễn viên triển vọng (1967). Mỗi lần nhắc đến giải Thanh Tâm là Bảo Quốc lại mỉm cười sung sướng: “Điều thú vị là giải Thanh Tâm chỉ diễn ra 10 năm thì chị Thanh Nga  là người mở đầu đoạt giải (1958), còn Bảo Quốc tôi được trao giải năm cuối cùng”. 

Không phải 1,2 mà ông có nhiều vai diễn để đời. Từ những vai không ai có thể thay thế được như Chương Hầu trong Tiếng trống Mê Linh và Y xì-ke trong Ánh sáng và bóng tối, đến vai ông Tám "nổ" trong Cánh đồng gió. Ông già rặt chất Nam Bộ, áo bà ba, xách cái cần câu ra sông khiến khán giả mê mệt...   

Đức độ 

Mệnh danh “Đệ nhất danh hài” nhưng NSƯT Bảo Quốc ngoài đời lại rất mực thước. Ông luôn có mặt đúng giờ tập tuồng, dù chỉ đóng vai nhỏ. Sự khiêm tốn đức độ của ông khiến hầu hết các diễn viên già, trẻ đều nể trọng và yêu quý.   

Trong nhà, ông rất nghiêm. Vài con cháu trong nhà trách ông có tên tuổi, nhiều người nể trọng mà chẳng bao giờ “nói giúp” cho họ có được vai diễn. Ông bảo: Mỗi người phải tự đi lên bằng chính khả năng của mình. Có nỗ lực thì Tổ mới thương. Là con của bầu sô nhưng ông ngày xưa cũng từng bước với các vai kép con, kép lẳng… Cả khi đã có tên tuổi ông cũng chưa bao giờ từ chối bất cứ vai diễn nào dù nhỏ.  

Ông được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1991; Huy chương vàng giải Thanh Tâm 1967; Danh hài được yêu thích nhất năm 1976; Huy chương vàng Vai phụ xuất sắc năm 1979 tại Hải Phòng; Từ 1991 - 2001 luôn được bầu chọn là Đệ nhất danh hài do Báo Sân Khấu tổ chức; Giải Cù nèo Vàng năm 1996 do Báo Tuổi Trẻ cười tổ chức; Đoạt giải Mai Vàng trong bốn năm liên tiếp 1993-1996 và năm 2006 do Báo Người Lao động tổ chức; Giải Tôn vinh nghệ sĩ trong Gala cười năm 2003; Và mới đây, Huy chương vàng trong Hội diễn sân khấu kịch chuyên nghiệp 2009.

Với đồng nghiệp già cũng như trẻ, ông luôn khiêm nhường. Lời góp ý của ông cho vai diễn đồng nghiệp hay vở diễn cũng rất mềm mỏng, chỉ như một lời gợi ý. Ông vẫn bảo, nổi tiếng là duyên may, là cái lộc Tổ thương. Nhiều người tuy không nổi tiếng với khán giả nhưng trình độ diễn xuất đáng nể lắm. Các bầu sô mở gánh đều mời và ông luôn sắp xếp lịch để cùng góp mặt.

Ông bảo, mỗi đoàn hát đều có những phong cách riêng mà mình cần học hỏi. Các em trẻ bây giờ hơn lứa diễn viên chúng tôi ngày xưa bởi được học hành trường lớp bài bản. Chính vì vậy, diễn chung với các em, tôi học hỏi được rất nhiều điều.  

Nhìn lại cuộc đời trải qua, Bảo Quốc tấm tắc: Nghệ sĩ bây giờ sướng hơn ngày xưa nhiều lắm. Ngày xưa mỗi tuần chỉ được diễn 1 đến 2 suất mà trước mỗi đêm diễn không chỉ nơm nớp chuyện rạp bán vé hết hay chưa mà con lo ngay ngáy chuyện đêm diễn có trót lọt, an toàn. Đóng màn nhung, về đến nhà mới yên tâm mình còn sống. Ngày nay, các rạp hát đều sáng đèn mỗi tuần 3,4 đêm. Diễn viên chạy sô không chỉ giữa các sân khấu mà còn có cơ hội thử sức nhiều lĩnh vực, nhất là điện ảnh.  

Đam mê nghệ thuật nhưng ông cũng là cầu thủ bóng đá nổi tiếng trong giới nghệ sĩ. Ông nói, cuộc sống gia đình ổn định, hạnh phúc với con cháu đề huề đã là nguồn động lực để Bảo Quốc sung sức. Dù đã 60 tuổi và 50 năm làm nghề diễn viên, NSƯT Bảo Quốc vẫn đắt sô. Mỗi tuần, ông tham gia diễn kịch 4-5 tối. 5-6 ngày cho các trường quay, ông tham gia diễn tiểu phẩm cho nhiều đài truyền hình. Ngoài ra, Bảo Quốc còn là gương mặt thường trực của các vở cải lương ở Sân khấu Vàng với mục đích xây nhà tình thương cho người nghèo.  

Nói về “cây lão làng” của sân khấu, NSƯT Hồng Vân nói: Sự đức độ của NSƯT Bảo Quốc luôn giúp chúng tôi yên tâm và cảm thấy may mắn vì có anh góp mặt để dìu dắt lớp trẻ.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm