| Hotline: 0983.970.780

Những kiều nữ Mông nghiện hút

Thứ Ba 16/11/2010 , 08:47 (GMT+7)

Bây giờ, không chỉ những chàng trai đau khổ, phiền muộn mà cả những cô gái cũng bị chính nàng A Phiền làm cho tiều tuỵ…

Lời nguyền của cô gái xấu xí trong "Sự tích cây thuốc phiện" của dân tộc Mông: “Ta sẽ bắt những chàng trai phải say đắm và đau khổ vì ta”. Bây giờ, không chỉ những chàng trai đau khổ, phiền muộn mà cả những cô gái cũng bị chính nàng A Phiền làm cho tiều tuỵ…

>> Những cái chết báo trước

Sự tích về cây thuốc phiện của người Mông kể rằng: Ngày xưa ở làng kia có một cô gái xấu xí, mặc dù đã đến tuổi lấy chồng nhưng chẳng chàng trai nào ngó ngàng tới. Những người cùng tuổi cô lần lượt đi lấy chồng, còn cô thui thủi một mình trong ngôi nhà ẩm thấp không tiếng người.

Trước khi nhắm mắt theo cha mẹ về với tổ tiên, cô nguyền rằng: Khi ta chết sẽ biến thành một loài hoa khiến những chàng trai phải đau khổ vì ta…Trên nấm mộ của cô người ta thấy mọc lên một cây hoa lạ, màu sắc sặc sỡ. Khi chích vào quả, thấy chảy ra một thứ nhựa màu nâu, nếu lấy nhựa đó hút thì người cứ lâng lâng tựa như đi trên mây, trên gió. Người nào đã hút thứ nhựa cây đó thì khó mà dứt ra được, tâm trí trở nên phiền muộn, u sầu. Người ta gọi cây hoa đó là nàng A phiền, hay là cây hoa thuốc phiện.

Xã Cao Phạ nằm ở phía bên này đèo Khau Phạ thuộc huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Nơi đây, trước kia đây là khu vực trồng cây thuốc phiện khá lớn. Bởi thế, thuốc phiện dồi dào, đàn ông hút đàn bà cũng hút. Theo Chủ tịch Sùng A Dê thì xã Cao Phạ hiện còn 50 người nghiện trong đó có 7 nữ, so với trước đây số người nghiện đã giảm rất nhiều. Những người nghiện này đã đi cai nhiều nơi, trở về lại nghiện. Không có thuốc đen thì họ dùng thuốc trắng, hít không đã thì chích…

Những kiều nữ Mông nghiện hút

Mấy năm nay huyện Mù Cang Chải tổ chức nhiều lớp cai nghiện cộng đồng. Trong 20 đối tượng đang cai nghiện tại Cao Phạ có 3 cặp vợ chồng cùng đến cai. Đó là các cặp vợ chồng Giàng A Phà - Vàng Thị Khua, Giàng A Sinh - Hờ Thị Bầu, Vàng A Sang - Lý Thị Mào. Giàng A Sinh ở bản Trống Tông Khúa cùng vợ viết đơn tự nguyện đi cai nghiện. A Sinh năm nay 48 tuổi mà nom như ông lão sáu mươi, da vàng khè nhàu nhĩ, mái tóc cườm cợp bết vào nhau như đuôi con ngựa già, mặc dù ngồi nói chuyện với A Sinh cách xa gần 2 mét, nhưng cái mùi ám khói trộn lẫn mùi mồ hôi từ bộ quần áo tạo ra thứ mùi gây gây rất khó chịu.

A Sinh thành thật: Vợ chồng mình đẻ được 5 con à, mình nghiện hút lâu rồi không nhớ nữa, trước kia nhà mình trồng được nhiều thuốc cây phiện thì tha hồ hút. Thấy người ta hút thì mình cũng hút theo, thế là nghiện thôi…

Tôi hỏi A Sinh: Vợ nghiện theo mình à? Sinh gật đầu: Đúng chứ, cùng nằm trên giường, nó thấy mình hút thì cũng hút theo. Nó se thuốc cho mình, mình se thuốc cho nó, cả hai cùng hút, cả hai cùng nghiện. Mình nghiện nặng hơn nó, vì mình hút trước nó mà. Bây giờ không tìm thấy thuốc đen hút đâu, mình thì chích vợ thì hít. Chẳng có tiền thì đi làm thuê, vợ mình cũng đi làm thuê, ai thuê việc gì thì làm, chặt cây, cuốc ruộng hay vác cây… mỗi ngày được trả năm mươi ngàn, mình chích hết năm mươi ngàn, vợ nó hít hai lần mỗi lần hai mươi ngàn...

Vợ chồng Giàng A Sinh – Hờ Thị Bầu cùng đi cai nghiện

Tôi ngạc nhiên hỏi: Thế lấy tiền đâu nuôi con? Ngẩn người ra một lát, gương mặt Sinh nom như mếu: Các con nó tự tìm ăn thôi. Nhà mình năm nào cũng đói ăn 6 -7 tháng đấy. Khổ lắm, nhà mình mới bị cháy, giờ làm một cái nhà bé để ở.

Vợ Sinh ngồi dưới hiên nhà vừa sưởi nắng vừa thêu áo thuê cho người ta, 20 ngày thì được một vạt, được trả công 150 ngàn. Tôi hỏi, chị lắc đầu “tri pâu à” (không biết đâu), rồi cười rất hồn nhiên, hai hàm răng gãy mấy cái răng cửa nom rất ngộ. Bà Giàng Thị Sua ngồi cạnh vợ Sinh cũng ở cùng bản Trống Tông Khúa, bà Sua không nói được tiếng Kinh, tôi nói chuyện với bà phải qua lời phiên dịch của Lý A Lử công an viên.

Ngồi sau ông Khang Dua Giàng đang ngồi đan lu cở là bà Lý Thị Mềnh, bà Mềnh đã ngoài năm mươi tuổi, bà cặm cụi thêu áo, đôi kính lão trễ xuống tận mũi. Khi tôi tới hỏi chuyện, bà quay mặt đi: Tri pâu à…rồi nói một tràng tiếng Mông. Giàng A Sinh cười bảo: Nó bảo mình già rồi, hút được hơn chục năm rồi đấy, không muốn nói chuyện đâu, xấu hổ lắm…

Bà bảo: Mình mới nghiện hút 3 năm nay thôi, mới đầu hút vì thấy trong người nhiều bệnh quá. Đau bụng: hút, đau chân tay: hút, đi ngoài: hút… Lử cho tôi hay: Người dân vùng cao nghiện hút nhiều là họ có thói quen dùng thuốc phiện để chữa bệnh. Lâu dần thành nghiện. Bà Sua chìa hai cánh tay gầy guộc, nom như cành cây khô cho tôi xem, bà bảo: Mình bị phù à, hai tay này sưng to, trong xương như có con gì đang bò, chẳng biết uống thuốc gì cho khỏi, mình hút thuốc phiện để chữa bệnh à…

Bà che mặt: Trước đây thì hút thuốc đen, bây giờ thì hít thuốc trắng, mỗi ngày hít 2 lần, hết 40 mươi ngàn đấy. Mình đến đây cai lần thứ hai rồi, xấu hổ quá…Tôi hỏi vài người, sau ba tháng cai nghiện tại đây, về nhà có còn hút nữa không. Mọi người đều lắc đầu: Không biết đâu à, có khi hút lại, có khi không hút nữa…

Bà Giàng Thị Mề người bản Tà Chơ năm nay hơn gần 60 tuổi, đẻ được 8 đứa con nhưng đã nghiện 11 năm nay rồi. Mấy ngày đầu đến trại cai nghiện cộng đồng không có thuốc tay chân co quắp, người bải hoải đứng ngồi không yên, bỏ cơm mấy bữa, bà định bỏ trốn nhưng mọi người giữ lại. Bây giờ bà không lên cơn nghiện nữa, uống thuốc cai nghiện ăn được hai bát cơm mỗi bữa. Trước đây bà hút thuốc đen, bây giờ thì hít.

Tôi hỏi: Ở đây xa xôi thế này có ai mang hêrôin đến bán? Bà bảo: Có chứ, người nghiện mới mua được, ở dưới dưới Tú Lệ có người bán đấy. Tôi lại hỏi: Bà làm gì có tiền mua thuốc hút? Bà Mề cúi mặt xuống: Mình kiếm được cái gì thì bán, thóc gạo a, con gà a, xin tiền các con a…

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm