| Hotline: 0983.970.780

Thần hộ mệnh làng Tiền

Thứ Ba 29/05/2012 , 09:43 (GMT+7)

Thời chiến tranh không một du kích nào bị bắt nếu vào gốc đa trốn, thời nay, chưa hề có một tai nạn chết người nào trong bán kính tầm 200m… Còn nhiều chuyện lạ kỳ không thể giải thích quanh gốc đa không tuổi ở thôn Tiền, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định).

Thời chiến tranh không một du kích nào bị bắt nếu vào gốc đa trốn, thời nay, chưa hề có một tai nạn chết người nào trong bán kính tầm 200m… Còn nhiều chuyện lạ kỳ không thể giải thích quanh gốc đa không tuổi ở thôn Tiền, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định).

>> Cây dã hương và vận làng Dương Phạm

Những chuyện ly kì

Tên nghe có vẻ giàu có nhưng thực chất thôn Tiền thuộc diện khó khăn nhất xã Kim Thái. Đời sống của hơn 80 hộ dân, 7% hộ nghèo dựa hoàn toàn vào 15 mẫu đất trồng màu và 45 mẫu ruộng. Đổi lại cái nghèo ấy là tình hình an ninh trật tự ở thôn Tiền vào loại yên bình nhất huyện Vụ Bản. Nhà xây theo lối cổ, vườn rào bằng dậu thưa, rất ít gạch đá, bê tông, thép gai. Trưởng thôn Trần Ngọc Khánh bảo rằng: Dân thôn tôi chẳng biết nghiện hút, cờ bạc, đánh nhau, tranh chấp đất đai…là gì cả.

Thôn Tiền có nhiều chuyện lạ, nhưng lạ nhất là chuyện cây đa ở đền Trình. Ngôi đền thờ bà chúa Liễu Hạnh nằm trong quần thể di tích Phủ Giầy. Cây đa ấy, một người ham tìm hiểu như ông Khánh cũng không xác định được đã có mặt ở làng Tiền từ đời thuở nào. Chỉ biết, khi ông còn là đứa trẻ chăn trâu, mấy lần ngồi hóng mát đầu cổng làng, hỏi người cao tuổi nhất về cây đa họ cũng lắc đầu không biết.


Cây đa cổ thụ làng Tiền

“Tôi chỉ dám đoán là nó khoảng 400 năm thôi. Vì gia phả dòng họ Trần 5 đời ở đất này đã thấy ghi rõ là: Đầu làng Tiền có cây đa già cỗi rồi”, ông Khánh nói.

Người già nhất thôn Tiền bây giờ là cụ Trần Hữu Ngoạn (83 tuổi), từng có nhiều năm nằm trong đội dân quân du kích của làng. Tuổi cây đa cụ Ngoạn cũng chịu, nhưng những câu chuyện li kỳ quanh nó thì ông lão lại là kho tàng. “Đây là cây đa to nhất tỉnh Nam Định, là báu vật làng Tiền đấy. Thiêng lắm. Hầu như công to, việc nhỏ đều nhờ thần đa phán cho cả. Cả thôn Tiền 5-6 dòng họ lớn nhưng chẳng dòng họ nào làm nhà thờ vì đền Trình là nơi thờ tự chung, cây đa cũng chính là Thành hoàng làng”.


Miếu thờ chung ở gốc đa Thành hoàng làng Tiền

Thời còn chiến tranh chống Pháp, cây đa làng Tiền có rễ phụ dài tới 300m. Gốc chính ở đầu làng nhưng gốc phụ ăn sâu tít tận chân núi Lê. Đội dân quân du kích của những trai làng như ông Ngoạn lấy gốc đa làm cơ sở chiến đấu. Ngày phục kích địch trong khu vườn mà cây đa phủ bóng kín mít, tối lại về hầm trú ẩn, bàn bạc ở giữa làng.

"Địch càn mạnh lắm, nhưng cả đội dân quân du kích mấy chục người cứ bám trụ chiến đấu dưới gốc đa, đại đội địch hành quân qua không lần nào phát hiện nổi. Mấy lần có quân chỉ điểm, biết chắc chắn làng Tiền nuôi du kích, bộ đội địch kéo về lùng khắp làng. Chúng nã cả pháo vào gốc đa nhưng lạ ở chỗ, cứ như bắn vào tường sắt vậy. Xung quanh núi Lê tan tành hết nhưng cây đa đền Trình vẫn vững vàng, không sứt mẻ. Anh em chúng tôi giáp mặt địch nhưng chẳng ai hề hấn gì”, ông Ngoạn nhớ lại.

Qua những đận như thế, dân làng Tiền lại càng tin cây đa cổ thụ chính là thần hộ mệnh của làng. Ngay cả cái hồi mới giải phóng, khi nhà nước có chính sách cấm cúng bái thì quanh gốc đa đền Trình khói hương lúc nào cũng nghi ngút, tiền xu người ta lễ phủ kín thành tầng, thành lớp. Người làng Tiền có thể còn thiếu thốn, nhưng cứ ngày rằm hay mồng một đều phải có lễ mọn đến cúng thần đa.

Hết chiến tranh đến chuyện mở đường. Cây đa thiêng đến nỗi khi làm đường 56 chạy qua thôn Tiền người ta phải nắn cong chứ không dám xâm phạm đến cành, đến rễ. Ngặt một nỗi, đã nắn hết cỡ rồi vẫn cứ vướng 3 cành đa dập dềnh mỗi khi có gió, chắn cả đường đi. Cánh làm đường không ai dám chặt, phải báo cáo lên chính quyền xã Kim Thái. Chính quyền chỉ đạo thuê người chặt rồi UBND xã sẽ trả kinh phí cho họ, nhưng giá bao nhiêu cũng chẳng có người dám cầm dao. Mấy cụ già trong làng bày cho làm lễ khấn. Khấn chiều hôm trước thì sáng hôm sau đột nhiên 3 cành đa gãy cụp vào dù đêm trước chẳng có mưa gió gì.

Biết "đẻ" tiền và giảm TNGT

Mấy năm nay xã Kim Thái cũng như nhiều vùng quê khác ở tỉnh Nam Định rộ lên phong trào cây cảnh. Làng Tiền cũng có người phất lên nhờ chuyện buôn bán cây đa, cây sanh, lộc vừng… Có một điều dân làng ai cũng biết, đấy là cây đa đền Trình có thế mâm xôi, rễ chùm, đường vanh rộng lên hàng chục mét. Vậy mà ông Khánh bảo, ngay cả thời điểm cây cảnh sôi sục nhất cũng chẳng có tay nào dám mở miệng nói chuyện buôn bán thần đa. Nhất là sau chuyện con gái bà cụ Đa chẳng hiểu ai xui cầm bát hương dân làng đặt cúng ở gốc cây ném vỡ. Cô hóa điên rồi bỏ làng đi biệt tăm đến nay cũng chưa hề có tin tức gì cả.

Thời ông nội trưởng thôn Khánh còn làm thủ nhang ở đền Trình từng mời thầy địa lý về xem quẻ cây đa làng Tiền. Quẻ phán rằng làng Tiền nằm giữa thôn Cầu và thôn Pheo, hai bề còn lại là ruộng lúa tựa như miệng rồng. Long mạch dồi dào nên cây đa cổ thụ bao đời vẫn cứ xanh tốt. Chả giàu có nhưng được về đường học hành. Con cháu các dòng họ trong làng đỗ đạt cao nhiều lắm. Như bây giờ, có ít nhất hai ông làm cán bộ cấp trung ương, ba ông quan tỉnh, hầu như tháng nào cũng đánh ô tô về thắp hương ở gốc cây đa.
Thủ nhang đền Trình bây giờ là một người còn khá trẻ tên là Trần Đông. Anh Đông làm công việc này thay cho bà mẹ là một thủ nhang nhiều năm trời vừa mất. Nói đến chuyện tiền, Đông gạt tay bảo: Đừng nói chuyện bán mua vì cây đa cổ thụ đã là một phần máu thịt của làng Tiền rồi. Vô giá đã đành, còn là chuyện tâm linh nữa. Giả sử có bán được chắc cũng không ai mua nổi nếu biết rằng thần đa mỗi năm mang về cho làng Tiền cả tỷ đồng như bỡn. Đó là nhờ vào việc dân làng tổ chức lễ hội từ 5-10/3 hàng năm trong chương trình lễ hội Phủ Giầy.

Vào những ngày đó, dân khắp nơi đổ về làng Tiền chật cứng. Cây đa cổ thụ luôn là nơi được mọi người đến cầu may nhiều nhất. Tiền công đức, tiền buôn bán mỗi lễ hội hàng năm như thế lên cả tỷ đồng, dân làng trích ra đầu tư xây dựng đường sá đi lại, xây dựng trường học, trạm xá… Như năm ngoái, có người ở tận Sài Gòn chẳng hiểu bệnh tật gì, khi đến trước gốc đa còn khóc lóc thảm thiết, người nhà đưa vào khấn xong ra đã thấy cười tươi roi rói.


Ông Khánh: Cây đa cổ thụ là thần hộ mệnh làng Tiền

Những chuyện như thế chẳng ai giải thích nổi, chỉ biết họ đến với thần đa vì tâm linh, công đức cho dân làng cũng vì tâm linh. Tuyệt nhiên dân làng Tiền cũng chẳng mưu cầu gì chuyện tiền bạc từ gốc đa cổ thụ linh thiêng cả.

Lạ kỳ hơn cả là chuyện cây đa cổ thụ giúp làng Tiền giảm thiểu tai nạn giao thông (TNGT). Đích thân trưởng thôn Khánh một mực khẳng định với tôi rằng, từ bao đời nay ở làn Tiền, dù Quốc lộ 56 chạy qua nhưng trong vòng bán kính 200m chưa có một vụ tại nạn chết người nào. Cứ như có thần đa nâng đỡ vậy.

Đầu năm nay, một thanh niên đi xe máy tông vào cột điện trước cửa nhà ông Khánh, cạnh gốc đa. Mạnh đến nỗi chiếc xe máy đời mới tan thành 3 khúc, văng xa hàng chục mét. Mọi người trong nhà ông Khánh đều tưởng người điều khiển chết chắc, nhưng vừa chạy ra xem thử đã thấy tay kia lồm cồm bò dậy xin vào nhà rửa tay vì “bẩn quần áo thôi, người không sao cả”.

“Thỉnh thoảng cũng có vài vụ tai nạn kiểu như thế, nhưng hầu hết đều không sao cả. Trong khi cung đường này, đi lên, đi xuống đều có tai nạn chết người”, ông Khánh lắc đầu khó hiểu.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm