| Hotline: 0983.970.780

Nỗi thống khổ của bệnh nhân

Thứ Ba 14/08/2012 , 09:06 (GMT+7)

Thông tin tăng viện phí, với nhiều bệnh nhân nghèo, đây thực sự là cú sốc lớn. Nỗi lo cơm áo gạo tiền đã quá nặng, nay gánh thêm viện phí cao, với dân nghèo là quá sức chịu đựng. Nhiều người nói, họ đến bệnh viện nhưng đành ngậm ngùi quay về, phó mặc cho số phận.

Thông tin tăng viện phí, với nhiều bệnh nhân nghèo, đây thực sự là cú sốc lớn. Nỗi lo cơm áo gạo tiền đã quá nặng, nay gánh thêm viện phí cao, với dân nghèo là quá sức chịu đựng. Nhiều người nói, họ đến bệnh viện nhưng đành ngậm ngùi quay về, phó mặc cho số phận.

TƯỜNG THUẬT TỪ VIỆN K

Phóng viên NNVN đã thức đêm cùng những bệnh nhân ung thư ở Bệnh viện K (Hà Nội) để ghi lại những trăn trở của họ. Ngoài nỗi lo tăng viện phí, họ còn phải lo thêm một khoản nữa là tiền bồi dưỡng cho nhân viên y tế.


Nơi giữ xe máy của Bệnh viện K luôn trong tình trạng hết chỗ

Không hối lộ không xong

Bà Hát quê ở Hải Phòng đi chăm chị gái bị ung thư cổ tử cung ở Bệnh viện K đã 4 tháng nay, thở dài tâm sự: “Trong khi nhiều nhà hảo tâm thì mang cơm, cháo, thuốc và đường sữa đến biếu bệnh nhân để chia sẻ với khó khăn mà bệnh nhân đang gặp phải thì phía bệnh viện, có lẽ công tác quản lý chưa được nghiêm minh nên tình trạng vòi vĩnh và nhận phong bì vẫn còn diễn ra một cách công khai".

Chị gái của bà Hát thì than thở với nhiều nỗi ưu phiền. Theo lời bà thì cuộc sống của bà khó khăn trăm bề, con cái làm không đủ ăn, chồng chết sớm. Một mình bà cui cút ở đây suốt mấy tháng trời. Thỉnh thoảng em gái lên chăm nom được ít ngày. Vừa rồi hết tiền, bà đành bán đi một nửa mảnh vườn để có tiền thuốc thang nhập viện lần hai.

Nhắc đến chuyện này, bà bảo: “Tôi thấy lạ vô cùng vì mình vẫn đang trong thời gian điều trị, chưa ra viện lần nào, ấy vậy mà hai cán bộ ở bệnh viện đã đề nghị tôi đi thanh toán lần 1 để làm thủ tục nhập viện. Thấy chuyện lạ hoắc ấy, tôi hỏi một bệnh nhân bên cạnh, họ bảo rằng, lần trước họ cũng phải thực hiện như thế. Và để được thanh toán lần 1, tôi đã phải bỏ phong bì 500.000đ cho hai người ấy".

Lần nhập viện lần 2 này, mọi thủ tục bà vẫn phải làm như lần đầu. Cũng như tất cả các bệnh nhân vào viện, ai cũng phải đóng một khoản 6 triệu đồng. Một khoản nữa mà bà không nhớ nhưng tổng số tiền hôm đó bà đóng là 14 triệu đồng. Đã 4 tháng điều trị, không kể tiền ăn, chi phí cho cả tiền viện phí, thuốc thang, bà đã chi 80 triệu đồng.


Phòng khám của Bệnh viện K luôn đông nghịt người

Bà cũng không ngần ngại mà nói thẳng thừng: “Tiền đóng cho bệnh viện thì có biên lai, khoản đó thì phần cứng rồi, ai cũng vậy cả. Nhưng có một khoản bất thành văn thì không ai bảo ai là đều đóng phong bì để đưa cho cán bộ và nhân viên làm việc ở đây. Ở dưới tỉnh lẻ, chúng tôi cũng có lệ biếu các bác sỹ nhưng cũng chỉ dăm chục hay một trăm ngàn là cùng, chứ ở đây, ít thì hai đến ba trăm, nhiều thì năm trăm đến một triệu đồng”.

Cứ tưởng chỉ có mình hai chị em bà Hát phản ánh việc này, hóa ra đi các phòng điều trị khác, mọi người vẫn chưa hết nỗi kinh hoàng khi vào đây nhập viện và điều trị.

Có "cò" mọi việc mới trơn tru

Chị Lan ở Đại Nài (TP.Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) tuổi ngoài 40 bị ung thư cổ tử cung. Gặp tôi, chị bảo: Đường sá xa xôi, ra đây sớm cũng thành muộn. Ăn chực nằm chờ hai tuần rồi mới được nhập viện. Tôi cũng mua sổ khám và lấy số vào khám như mọi người mà chẳng hiểu sao hết ngày này qua ngày khác không đến lượt mình. Mãi sang đến ngày đầu tiên của tuần thứ ba ở Hà Nội, tôi mới được một người mách lẻo là phải qua các “cò” thì mới có thể vào khám nhanh được. Thế rồi tôi nhờ một người bắt mối cho tôi được một “cò” ngoài 60 tuổi. Từ đó tôi mới vào làm thủ tục để nhập được viện. Và tất nhiên là phải mất tiền cho “cò”.

Chị Lan còn cho hay, có hai người nữa được “cò”… giúp đỡ nên khi vào làm thủ tục liên quan thẻ bảo hiểm y tế, chị và hai người kia lại còn phải chi cho người làm bên bảo hiểm . Chị Lan nói: “Tôi nhà nghèo nên làm phong bì có ba trăm ngàn thôi, chứ hai bác kia thì mỗi cái năm trăm ngàn. Cứ tưởng mình bỏ ít kinh phí để bồi dưỡng thì sẽ được hướng dẫn tận tình, ai ngờ sau khi đưa giấy tờ cho anh ta, chờ đợi một ngày ròng rã không thấy hồi âm, mãi đến khi thấy mặt, hỏi anh ta thì được câu trả lời lớn tiếng là “đã chuyển rồi đấy. Việc của tôi chỉ có đến đấy thôi”.

Có một điều mà cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đều bày tỏ bức xúc, đó là việc nước sinh hoạt ở nhà vệ sinh luôn trong tình trạng hết. Theo lời kể của em Ngà, quê Thái Bình, thì em đến đây từ tháng 6 kể từ ngày mẹ em phát hiện bệnh nhưng chưa ngày nào đủ nước cho mọi người dùng.

“Lúc đầu em tưởng là quá tải nên nước không đáp ứng nhưng ở lâu thì em mới biết là ngay trong bệnh viện này có một nơi rất nhiều nước để dùng mà chẳng bao giờ ở trong tình trạng thiếu nước cả. Đó là nơi mà mỗi lần ai vào dùng thì đều phải mất mười đến hai mươi ngàn đồng. Khoản tiền này không có biên lai, hóa đơn gì cả. Do ở các khu điều trị luôn ở trong tình trạng thiếu nước nên mọi người vẫn phải xuống khu vực nhiều nước ấy để dùng mặc dầu chấp nhận mất tiền”, Ngà bộc bạch.


Mỗi giường có 3- 4 bệnh nhân nên nhiều người phải nằm vạ vật 
ở hành lang và cầu thang

Trong số những người mà chúng tôi tiếp xúc, có một thanh niên tuổi ngoài 30 đi trông mẹ bị ung thư cổ tử cung. Nói chuyện trước máy ghi âm của chúng tôi, anh này rất bức xúc về thái độ làm việc của đội ngũ nhân viên y tế ở đây. Anh kể rằng: "Tôi thú thực với anh, mẹ tôi và nhiều người nữa chưa một lần được ai đó ở cương vị là bác sỹ vào khám hay dặn dò gì cho bệnh nhân. Tất cả chỉ có đội ngũ nhân viên y tá mà thôi".

Chưa hết bức xúc, anh thanh niên trên chia sẻ thêm: “Vào đây không thông qua “cò” thì chưa biết đến lúc nào mới nhập được viện. Vào viện điều trị nếu không có tiền lo lót cho nhân viên y tế ở đây mỗi lần có việc gì như đi trị xạ, truyền thuốc, tiêm cho bệnh nhân thì khó mà nhận được sự “giúp đỡ” của họ. Đã có lần mẹ tôi ho, nôn ra máu và một con giun, nhìn thấy vậy tôi gọi nhân viên y tế đến kiểm tra xem mà họ vẫn dửng dưng. Lúc đó, trong người tôi không còn đủ tiền để mua ổ bánh mỳ thì làm sao mà dúi được vào túi cho người ta. Đành ôm mẹ mà khóc ròng”.

"Chúng ta cần nên khoan sức dân chứ địa phương thì tăng các khoản thu phí, ở bệnh viện lại tăng thêm viện phí nữa thì người dân nghèo chỉ có nghĩ đến cái chết mà thôi. Đã vào viện là khổ, bệnh nhân ung thư lại càng khổ hơn. Ai cũng có điểm chung đó", ông Thành tâm sự.

Còn ông Thành, một cán bộ ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái, về hưu nay đang chăm nom vợ cũng bị bệnh ung thư đã có một lời tâm sự khi tôi đặt câu hỏi về vấn nạn tiêu cực ở bệnh viện và chuyện tăng viện phí.

 

Ông Thành nói: “Tăng viện phí lúc này là rất dở. Nó càng đè nặng lên vai người nhà và càng làm cho nỗi đau của người bệnh thêm phần nhân đôi. Tôi chứng kiến ở đây có hàng trăm bệnh nhân đã phải bỏ cuộc giữa chừng về nhà chờ chết vì không còn tiền để mà nằm thêm ít ngày ở viện. Phần lớn bệnh nhân đến đây đều ở xa đổ về và đa phần họ là hộ nghèo, ít có điều kiện ăn uống và khám sức khỏe định kỳ nên khi phát bệnh rồi mới lên đây. Cho nên tăng viện phí lúc này là chưa nhân văn, trong khi tình hình kinh tế cả nước và nhất là vùng nông thôn đang rất khó khăn. Nhiều người chấp nhận chết sớm vì nhà không còn gì để bán mà lấy tiền cứu chữa nữa”.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm