| Hotline: 0983.970.780

Bài 5: Cần hiểu tâm tư nguyện vọng của nông dân để có quyết sách đúng

Thứ Ba 27/05/2008 , 13:31 (GMT+7)

Ông Lê Huy Ngọ, nguyên Ủy viên TW Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp – PTNT, hiện đang tham gia Đề án Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn. Khi còn tại chức, ông đã từng nhận xét rẳng, báo NNVN rất được rất hay về nông nghiệp và văn hóa xã hội nhưng cần phản ánh về nông thôn, nông dân sâu rộng hơn, thấm thía hơn. Vì vậy, ngay từ khi NNVN có loạt bài về chính sách cho nông dân, nông thôn, ông Lê Huy Ngọ đã hào hứng nhập cuộc...

I. Mọi chính sách đều phải nghĩ đến nông dân

Ông Lê Huy NgọÔng Lê Huy Ngọ quả là người có nghiên cứu cả một hệ thống lý luận về nông thôn và nông dân. Ông nói:

Mọi cuộc cách mạng hay vận động nào, đều phải nghĩ đến nông dân vì họ chiếm 80% dân số. Những bài tính không quan tâm đến nông dân thì có thể nói cũng không thành công bền vững. Từ nhỏ đến nay, tôi thấy cải cách ruộng đất là vì nông dân, khoán X là vì nông dân và nay thì nói "Tam nông" nhưng trước hết cũng là vì nông dân. Hai cuộc trước, đã tạo ra một xung lực lớn trong toàn xã hội, nó đã là động lực lớn lao cho tổng phản công để đi đến chiến thắng giặc Pháp; nó đã chấm dứt sự lo ăn suốt 30 năm (1956 -1986) của toàn Đảng toàn dân – tôi nhớ hồi ấy tôi ở địa phương tháng nào cũng phải họp để chia lương thực. Cho đến tận hôm nay, khoán X  và nông nghiệp nông thôn nông dân vẫn là nền tảng cho CNH; bởi vì, nông hạ thì bách nghệ suy, dân còn đói ăn thì khó có thể làm được việc lớn. Tuy vậy, bối cảnh của khoán X khác, còn bối cảnh  "Tam nông" hôm nay đã khác rất xa. Cho nên càng phải trúng, phải chính xác.

Chẳng lẽ lại có thể không chính xác vì chúng ta có cả một trí tuệ tập thể lớn lao? Nhưng rõ ràng là ông đang rất lo âu?

Sao không lo lắng được? Cái ngày lo đi thực hiện đề án cấp huyện, xây dựng HTX tiên tiến rất hoành tráng nhưng dân vẫn đói đã ám ảnh tôi đến giờ. Cũng như chúng ta có 5 tấn/ha; có thật đấy, ở Đông Hưng (Thái Bình), Hải Hậu (Nam Định), ở Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) và ở Thọ Xuân (Thanh Hóa), có 5 tấn thật nhưng vì sao dân vẫn đói? Vì người ta cứ lấy 5 tấn mà nhân với hơn 4 triệu hecta lúa và làm mọi kế hoạch trên cái số sản lượng thành tích ấy. Còn phân phối nó đi đâu, người nông dân được hưởng bao nhiêu, có đủ sống không thì ít ai quan tâm. Rồi hiện nay, trên thực tế đất nước phát triển nhanh nhưng đời sống của nông dân vẫn thấp, diện đói nghèo vẫn cao. Là nước nông nghiệp nhưng đất cho nông nghiệp lại rất hẹp, bình quân chỉ 1.000 m2/người, hạ tầng cơ sở còn lạc hậu (chỉ được mặt thủy lợi) chính vì vậy mà đóng góp GDP 4,5% là đã cao rồi nhưng chỉ cần một cơn thiên tai như năm vừa rồi, mất tới 11.500 tỉ, là 1% GDP rồi. Mặt khác, tuy chỉ có 4,5% GDP nhưng nông dân đã làm ra kỳ tích là an ninh lương thực, là một mảng xuất khẩu hùng hậu của 6 ngành hàng: gạo, cà phê, chè, tiêu điều, thủy sản và đồ gỗ. Ở chỗ này đã cần hẳn một nhóm chính sách cho thấu đáo. Để đảm bảo chắc chắn cho tăng trưởng, nó đòi hỏi phải đầu tư DN vừa và nhỏ, trang trại chăn nuôi gia cầm thủy hải sản; mà để đầu tư, lại động đến vấn đề hạn điền của Luật Đất đai.

Vâng, đến đây thì sự phát triển của kinh tế nông nghiệp gặp phải một nút thắt cổ chai. Nhưng ông vừa nói đến bối cảnh hiện nay khác với hồi ra Nghị quyết 10, khác thế nào?

Sau khi bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân có thay đổi thì nó xuất hiện nhiều vấn đề:

+ Thu nhập của nông dân rất thấp. Khoảng cách thu nhập đô thị gấp 2 lần nông thôn nhưng là bình quân chung, nhiều chỗ gấp 6 đến 8 lần. Một cử tri ra Buôn Ma Thuột tiếp xúc với đại biểu QH, sau khi được ngắm thành phố, được ăn uống múa hát cả đêm mà vẫn thấy buồn. Hỏi thì biết, mai bà về buôn của mình, xa vắng lắm, hiu quạnh lắm, lạc hậu lắm. Trong 18% hộ nghèo có hơn 20% đặc biệt nghèo đói, có tỉnh hơn 50% xã nghèo, có 58 huyện hơn nửa số dân nghèo, có 3.000/10.000 xã nghèo đói và chỉ có 48% nông dân được dùng nước sạch..

+ Việc làm ở nông thôn thiếu trầm trọng, điều kiện sống tụt hậu. Thanh niên trai tráng ra thành phố tìm việc làm, ở nhà chỉ còn toàn người già yếu cặm cụi trên những mảnh ruộng con con manh mún. Chúng ta có 30 triệu lao động là nông dân trong khi chỉ cần 15 triệu làm nông nghiệp. Đấy là nói canh tác thủ công như bây giờ. Còn khi đã CNH nông nghiệp, chúng ta chỉ cần năm sáu triệu người là đủ.

+ Nông dân là chủ đất nước, nhưng khi đất nước đang CNH thì nông dân lại là người đứng bên lề CNH. Hàng vạn nông dân mất nhà, mất đất; Nhà nước lại không tạo điều kiện để nông dân tham gia xây dựng trên chính mảnh đất bị lấy ra ấy . Ngay cả Chương trình tái định cư cũng do doanh nghiệp làm, làm xong thì DN thu nhập cao, nông dân không biết sống thế nào? Cũng có thể hình dung, trong hơn 2,5 triệu lao động vẫn làm 420.000 ha đất (320.000 ha đất lúa, 100.000 ha đất khác) vừa bị lấy làm CNH, không biết bao nhiêu người được các ông chủ lấy vào công nhân, dịch vụ, vào đô thị?

Thưa ông, cái ngày lo thực hiện dự án cấp huyện, xây dựng HTX tiên tiến; cấp huyện trở nên rất hoành tráng mà nông dân vẫn đói ăn; thời gian vừa qua, ông lo thực hiện CNH đất nước, đất nước phát triển nhưng nông dân vẫn rất nghèo, nông thôn vẫn tụt hậu. Chúng ta rút ra được bài học gì, từ cặp so sánh ấy?

Trước hết, cần khẳng định, sau một chặng tiến hành CNH nóng, đất nước phát triển, có điều kiện để thực hiện các dự án đầu tư cho nông nghiệp, cho dự án xóa đói giảm nghèo. Đó là cái được của bây giờ. Ngày trước thì nông dân thắt lưng buộc bụng hơn để cấp huyện hoành tráng và chỉ được ngắm nhìn thôi. Nhưng nông dân có tự trọng của nông dân. Nông dân không thể đợi đô thị giàu có lên rồi quay lại làm từ thiện cho nông thôn. Cái lý thì như trên kia đã nói, xin thêm: Để có rừng, có môi trường tốt, thì nhà nước, đô thị và các khu công nghiệp phải nộp thuế môi trường. Lấy thuế môi trường để trả cho người giữ rừng, chứ mỗi hecta rừng trông coi cả năm được 50 – 100.000đ từ tiền ngân sách, chỉ bằng một vài công của cư dân đô thị. Nói tóm lại, nông dân cần công bằng, nhà nước cần có cơ chế cho nông dân, trên cơ sở nông dân là chủ đất nước, đời sống của nông dân là mục tiêu của mọi hoạt động, của hướng phấn đấu chung của chúng ta.

Từ đói ăn đến ăn no, chúng ta loay hoay mất 20 năm (1956 – 1986); từ ăn no đến chọn con đường cho nông dân làm giàu bây giờ cũng hơn 20 năm đã qua. Phải chăng số phận người nông dân là những chặng đường 20 năm và nếu vậy, trong vòng 20 năm nữa, nông dân Việt Nam sẽ giàu có?

Tôi cũng mong như vậy. Nhưng đó là nếu ta chọn đúng, là chúng ta đưa ra được một chính sách  trúng lòng dân, tạo ra một xung lực mới cho xã hội như trong khoán 10. (Còn nữa)

---------------

Bài 4: Quyết định hỗ trợ gần hai năm, tiền vẫn...trên giấy
Bài 3. Thuỷ lợi phí, nhiều nơi miễn trên…giấy
Bài 2: Toát mồ hôi vay vốn làm trang trại
Chính sách cho nông dân - Từ văn bản đến thực tiễn

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.