| Hotline: 0983.970.780

Chính sách cho nông dân: Từ văn bản đến thực tiễn

Thứ Tư 28/05/2008 , 08:00 (GMT+7)

Ông Lê Huy Ngọ nói: "Tôi chú ý đến tiềm năng của làng nghề và các DN vừa và nhỏ ở nông thôn, nó cần được coi là tiền đề cho CNH ở khu vực này. Chúng ta mới có 7.017 làng nghề có đăng ký là làng nghề. Toàn bộ ngành nghề nông thôn đóng góp 19,13% giá trị công nghiệp".

Bài 5: Cần hiểu tâm tư nguyện vọng của nông dân để có quyết sách đúng (tiếp theo)

II.Giá trị quyền sử dụng đất không thể chỉ là vài, ba chục nghìn/ m2 

Thưa ông Lê Huy Ngọ, ông có nói từ mong muốn của dân đến quyết sách của Đảng trong khoán 10 mất nhiều năm vì còn vướng rất nhiều về nguyên lý và vì dân cứ phải làm chui nhủi. Còn bây giờ, việc lấy đất công khai, việc đền bù cho lấy đất cũng công khai, dân đi khiếu kiện đông người vì đền bù chưa thỏa đáng và còn bị ăn chặn cũng rất công khai. Lòng dân đã công khai như vậy, nhưng có vẻ như chúng ta vẫn chậm điều chỉnh? Có vẻ như một bộ phận cán bộ đảng viên của chúng ta đã chỉ quan tâm đến "thành tích đầu tư" và quan tâm đến chủ đầu tư? Việc này nếu có, chúng ta phải xử lý như thế nào?

Đây quả là một vấn đề mới và nan giải. Hồi ra Nghị quyết 10, cái vướng chỉ là lý luận, nhưng cái thuận là ai cũng nhận thấy lý luận bị cứng nhắc giáo điều chỉ không dám nói ra thôi, còn thuận ở chỗ cái đói nó câu thúc không thể không giải quyết. Hồi ấy chưa có vấn đề như hôm nay.

Ý ông nói rằng về lý luận thì quyền lực nằm ở toàn dân, chức quyền cũng do toàn dân bầu lên nhưng với một số ít người thì quyền lợi lại nằm ở doanh nghiệp, các chủ đầu tư?

Ý tôi không đi xa đến thế. Tôi chỉ nói hồi ra khoán 10, toàn Đảng toàn dân là một ý chí.

Hôm đồng chí Trương Tấn Sang làm việc với Bộ NN – PTNT, nhiều ý kiến báo cáo cần sửa Luật Đất đai theo hướng chỉ Thủ tướng mới có quyền lấy đất làm CN và rằng cần luật hóa chương trình an ninh lương thực; tôi thấy đồng chí Trương Tấn Sang tán thành và khuyến khích ý tưởng ấy. Nhưng tôi cũng lo ngại sẽ có một số địa phương, nhất là các vùng lúa sẽ phản đối.

Phản đối sao được? Đó là ý kiến dựa trên quy hoạch, đã cân nhắc đến lợi hại, cần phải coi nó là lá chắn cho chương trình quốc gia về an ninh lương thực và ổn định xã hội?

Bài 5: Cần hiểu tâm tư nguyện vọng của nông dân để có quyết sách đúng
Bài 4: Quyết định hỗ trợ gần hai năm, tiền vẫn...trên giấy
Bài 3. Thuỷ lợi phí, nhiều nơi miễn trên…giấy
Bài 2: Toát mồ hôi vay vốn làm trang trại
Chính sách cho nông dân - Từ văn bản đến thực tiễn

Tôi rất muốn tin như vậy. Bây giờ xin chuyển sang một vấn đề khác, bức xúc hơn và riêng tôi, tôi thấy là vấn đề nan giải. Đó là chương trình công nghiệp hoá nông thôn. Nếu đưa công nghiệp về nông thôn, nó đồng thời có thể giải quyết được rất nhiều bài toán: Nâng cao chất lượng và hiệu quả SX nông nghiệp, việc làm cho lao động nông thôn, thu nhập kinh tế hộ, ánh sáng văn minh đô thị, giảm tải cho các thành phố mà ít nhất, nó tránh được tai hoạ là phải lấy đất nông nghiệp cho thành phố phình to. Xin cho biết quan điểm của ông về điều này?

Tôi chú ý đến tiềm năng của làng nghề và các DN vừa và nhỏ ở nông thôn, nó cần được coi là tiền đề cho CNH ở khu vực này. Chúng ta mới có 7.017 làng nghề có đăng ký là làng nghề. Toàn bộ ngành nghề nông thôn đóng góp 19,13% giá trị công nghiệp. Ở ĐBSH và Đông Nam bộ đóng góp cao nhất, chiếm khoảng 15,5% và 11%. Tại ĐBSH làng nghề thu hút tới 6,3% lao động nông thôn, lương tháng mỗi người được 1,2 triệu đồng. Đó là mức lương lao động giản đơn cao hơn ở đô thị và khu CN, nếu tính sức mua, nhiều chi phí như nhà ở, xăng xe đi lại hầu như không mất thì 1,2 triệu là tạm ổn. Còn DN ở nông thôn thì mới chiếm 2,1% giá trị CN, nghĩa là rất thấp. Cần phải thúc đẩy mạnh mẽ CN ở nông thôn, tạo việc làm và thu nhập mới cho nông dân để tránh thuần nông. Nếu chỉ thuần nông thì không khá lên được.

Nghĩa là, nông dân gần như là chỉ mới đang đứng xem CNH? Cái gì cản trở để đầu tư ở nông thôn thấp đến thế?

Đã có điều tra nguyên nhân, do 3 nguyên nhân chính: Đất đai không rõ ràng, cơ sở hạ tầng yếu kém và thủ tục nhiêu khê. Nông dân chưa bao giờ được xin ý kiến trực tiếp, được bàn bạc về quy hoạch CNH - đô thị ngay trên mảnh đất của mình, chỉ xin ý kiến qua HĐND là các cấp đã coi như là đủ!

Vâng, đó là ba vấn nạn. Thực ra, theo luật thì rất rõ ràng, người nông dân có quyền sử dụng đất đai. Khi nhà nước lấy làm công nghiệp thì được đền bù, được ưu tiên việc làm, được đào tạo ngành nghề... Nhưng trên thực tế, ngay cả ông chủ tịch xã cũng biết rằng khi cái “được” kia đã quy ra tiền, nó nhỏ lẻ đến mức chả bõ làm nên cơ đồ gì ngoài việc xây nhà, mua xe máy và thất nghiệp. Lại còn giá đền bù thấp, rất thấp (có nơi chỉ 15.000đ/ m2) dù ai cũng nói nó là sát giá thị trường nhưng sau khi “mua” 15 – 30.000/ m2 nhà đầu tư bỏ thêm vài trăm ngàn làm hạ tầng rồi chia lô bán giá 10-20 triệu/ m2. Tôi cảm thấy, khi trả cho dân vài chục nghìn một mét vuông đất, người ta đã không công nhận giá trị quyền sử dụng của dân đối với đất đai đã được luật pháp công nhận, cũng không coi tương lai của người nông dân khi mất đất thì sao?  Theo ông, làm gì để khơi thông, để giải toả “nút thắt cổ chai” ấy?

Thứ nhất, cần giải quyết đúng đắn vấn đề đất đai, mỗi đơn giá đền bù khi lấy đất bao gồm: giá trị quyền sử dụng đất, đào tạo chuyển nghề và ổn định tái định cư…phải cao hơn và phải “đi” đến cùng, giám sát đôn đốc để nhìn thấy kết quả thực tế: Người nông dân sau khi bị thu hồi đất, có việc làm, có cuộc sống ngày một khá hơn, vững chắc hơn.

Thứ hai, phải thay đổi nhận thức để đất đai được rõ ràng và luật hoá. Quyền sử dụng đất phải được tính toán giá trị một cách rõ ràng. Một khi quyền sử dụng đất có giá trị, nhà đầu tư và người muốn tích tụ ruộng đất tự mình sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng khi lấy đất. Thứ ba là có chính sách khuyến khích làm giàu như đã có với khuyến nông, khuyến công. Phải tạo ra trong làng xã có sự kích thích chí làm giàu giữa nhà nọ nhà kia, họ này họ khác, làng này làng khác. Phải hỗ trợ họ làm giàu trên quê hương của mình như đã rải thảm đỏ cho nhà đầu tư nước ngoài. Tôi nghĩ, Nhà nước cần tạo ra hành lang pháp lý, có sức hấp dẫn nhân tâm, xã hội hoá chương trình CNH ở nông thôn; tạo ra sự phát triển tương đối hài hoà giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa thành thị và nông thôn.

Còn Nhà nước phải làm gì cho nông dân, nông thôn?

Nhà nước làm quy hoạch nông thôn gắn với chuỗi quy hoạch CN và đô thị, đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá cầu cống và đào tạo nông dân. Để tạo điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hoá, CN và dịch vụ nông thôn - nghĩa là tạo dựng một nông thôn mới, nông dân có cuộc sống khá giả - đó là nông thôn thời CNH. Làm cho nông dân tiếp cận được với KHKT (hiện nay là cứ bắt chước nhau mà thôi), với thị trường và với ngành nghề mới là trách nhiệm của Nhà nước. Tóm lại, quyền lực Nhà nước phải làm hết sức mình để phục vụ Nhân dân (trong đó lực lượng to lớn chủ yếu là nông dân) - những người tạo nên quyền lực Nhà nước.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị này.

 -------------------------------------

>> Cần một khoán 10 mới cho nông thôn
>> Nông dân mất đất - Câu chuyện đến hồi gay cấn

Xem thêm
Trung ương thống nhất cao phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Ban Chấp hành Trung ương đã dân chủ thảo luận, kỹ lưỡng xem xét và thống nhất cao về phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.