| Hotline: 0983.970.780

Thủy điện diệt... rừng

Thứ Sáu 23/10/2009 , 09:10 (GMT+7)

Rừng Tây Nguyên đang… run bần bật bởi ngày càng có nhiều những buổi lễ khởi công xây dựng công trình thuỷ điện. Ai cũng hiểu một điều rằng: Đã làm thuỷ điện thì phải đắp đập, chặn dòng. Mà đã đắp đập, chặn dòng thì sẽ làm ngập một diện tích rừng vô cùng lớn. Đây là những cánh rừng đầu nguồn, có chức năng phòng hộ, bảo vệ vô cùng quan trọng.

Thuỷ điện ở Tây Nguyên như nấm mọc sau mưa. DN rồng rắn rủ nhau làm thuỷ điện: Chưa có chức năng thì bổ sung đăng ký kinh doanh, chưa có người thì thuê người phụ trách, chưa có tiền thì đi vay, chưa có nước (sông, suối) thì đi tìm.

Rừng ơi ta chào mi

Bên cạnh tài nguyên nước thì rừng Tây Nguyên cũng…run bần bật bởi, ngày càng có nhiều những buổi lễ khởi công xây dựng công trình thuỷ điện. Ai cũng hiểu một điều rằng: Đã làm thuỷ điện thì phải đắp đập, chặn dòng. Mà đã đắp đập, chặn dòng thì sẽ làm ngập một diện tích rừng vô cùng lớn- đây là những cánh rừng đầu nguồn, có chức năng phòng hộ, bảo vệ vô cùng quan trọng.

Dự án Thuỷ điện Vĩnh Sơn 2 gặp “long đong” cũng vì vấn đề rừng. Để giữ rừng, UBND tỉnh Gia Lai đã không đồng ý với Dự án xây dựng Thuỷ điện Vĩnh Sơn 2 bởi nếu đắp đập hồ suối Say, đục hầm dẫn nước sẽ làm ngập và ảnh hưởng đến hệ thống động thực vật Khu Bảo tồn Kon Chư Răng.

Khởi công thủy điện Ba Hạ.

Bất chấp cảnh báo của các nhà khoa học, các tỉnh Tây Nguyên vẫn ồ ạt xây dựng các dự án thuỷ điện trên địa bàn tỉnh mình. Tỉnh Gia Lai hiện có 7 công trình thuỷ điện lớn với tổng công suất 1.871 MW do EVN đầu tư; 113 dự án thuỷ điện vừa và nhỏ với tổng công suất 549,781 MW. Tỉnh Kon Tum có 80 dự án thuỷ điện đang được đầu tư. 64 dự án thuỷ điện cũng đã được đăng ký ở tỉnh Đăk Nông…Không ai biết được chừng ấy dự án thuỷ điện sẽ nuốt đi bao nhiêu rừng già đầu nguồn ở Tây Nguyên.

Tại tỉnh Đăklăk, dự án Thuỷ điện Sê Rê Pôk 4A đang tranh cãi kịch liệt bởi khi xây dựng, VQG Yok Đôn sẽ bị tàn phá trầm trọng. Dự án Thuỷ điện Sê Rê Pôk 4A có công suất thiết kế 64 MW, lấy nước trực tiếp từ kênh xả của NM Thuỷ điện Sê Rê Pôk 4. Từ đây, nước theo kênh dẫn dài 13km băng qua vùng đệm của Yok Đôn đến nơi đặt NM phát điện (xã Krông Na). Tiếp đó, nước được xả xuống suối Cầu 19 và chảy ra sông Sê Rê Pôk. Sông Sê Rê Pôk có dòng chảy tự nhiên là 220m3/s, trong khi lượng nước xả trực tiếp xuống dòng sông này chỉ còn lại 8,23m3/s (bằng 1/26 so với dòng chảy tự nhiên).

Ở Tây Nguyên khi lập dự án xây dựng các công trình thuỷ điện, người ta chỉ báo cáo đánh giá tác động môi trường cho từng dự án. Hệ thống sông Ba có 4 bậc thang xây dựng công trình thuỷ điện, hệ thống sông Sê San có 6 công trình thuỷ điện đã xây dựng. Liệu đã có một bản báo cáo chi tiết nào về việc cạn kiệt nguồn nước, về diện tích rừng bị mất cho tất cả các công trình thuỷ điện trên cùng một con sông?
Điều này sẽ làm cho cả một đoạn sông Sê Rê Pôk dài 20km bị cạn kiệt trong mùa khô mà 20km này nằm trong lãnh thổ của vườn.

Khi đó vườn sẽ mất đi “tấm lá chắn” hữu hiệu nhất để ngăn người dân tự ý vào vườn săn bắn động vật, khai thác gỗ tái phép…(sông Sê Rê Pôk rộng khoảng 70m với dòng chảy xiết, hiện đang là rào cản tự nhiên, góp phần bảo vệ vườn).

Tài nguyên nước kêu cứu

Sông Ba là con sông lớn nhất vùng ven biển miền Trung, dòng chính bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Rô (Kon Tum) ở độ cao 1.549 mét. Từ đây, sông Ba dài 374km chảy qua 4 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đăklăk và Phú Yên với diện tích lưu vực là 13.900 km2. Lưu vực sông Ba chủ yếu là đất đồi núi gồm đất xám trên đá macma axit, đất đỏ vàng trên đá bazan, còn lại là đất phù sa và đất cát. Đất lâm nghiệp có hơn 900.000 ha (chiếm 60% đất tự nhiên), đất nông nghiệp có khoảng 350.000 ha. Trên lưu vực có trên 1,3 triệu người sinh sống với nhiều công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, đường giao thông đã được xây dựng.

Lễ khởi công thủy điện Quảng Trị.

Điều đáng nói là chính những công trình này- nhất là các công trình thuỷ điện đang đe doạ trực tiếp đến tài nguyên nước trên hệ thống sông Ba.

Công trình Thuỷ điện An Khê- Ka Nak được xây dựng trên sông Ba , có công suất lắp máy 173 MW, tổng sản lượng điện trung bình mỗi năm là 685 triệu KWh. Ngoài nhiệm vụ chính là phát điện thì từ các hồ chứa Ka Nak và An Khê sẽ cung cấp nước để phục vụ nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định với trên 4.700 ha.

Bài toán ”thuỷ điện - môi trường" không phải là không có lời giải, mà hình như người ta cố tình không muốn giải vì “bán nước” thu tiền là việc làm siêu lợi nhuận.

Tuy nhiên theo tính toán của các nhà khoa học thì, làm thuỷ điện An Khê- Ka Nak về mùa khô một lượng lớn nước từ sông Ba sẽ chuyển sang sông Kôn, hạ lưu đập sẽ bị thiếu nước. Theo đó, những cánh đồng ở vùng hạ lưu sẽ thường xuyên bị khô hạn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân sống ven lưu vực dưới hạ lưu. Cũng trên sông Ba, thuỷ điện Sông Ba Hạ đã “nuốt” hơn 5.000 ha đất nông nghiệp của tỉnh Gia Lai mà đến nay, công tác đền bù vẫn đang là vấn đề “nóng”.

Có thể nói, sự tăng lên của các công trình thuỷ điện và nhiều công trình khác, đồng nghĩa với sự cạn kiệt tài nguyên nước ngày càng tăng. Hàng năm, cửa sông Đà Rằng (nơi sông Ba đổ ra biển ở Tuy Hoà- Phú Yên) bị bồi- xói, đóng- mở không ổn định. Dòng chảy trên các dòng nhánh ngày càng nhỏ do bồi lắng, tác dụng điều tiết của rừng đầu nguồn giảm do rừng ngày càng bị mất nhiều.

Bên cạnh mất nước do làm thuỷ điện thì, lượng nước “may mắn” còn lại cũng ô nhiễm: Thượng lưu lưu vực sông Ba thuộc Kon Tum và Gia Lai- ngoài việc chịu hậu quả của chất độc hoá học thì việc đô thị hoá, công nghiệp hoá kéo theo sự ô nhiễm nước, đặc biệt là những đoạn sông vùng các nhà máy đường, sắn, bia rượu…đang hoạt động.

Tài nguyên nước đang “kêu cứu” từ các công trình thuỷ điện!

Xem thêm
Đề nghị kỷ luật loạt cán bộ dính vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà... do liên quan vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Nông nghiệp Hà Nội được nhiều người biết đến nhờ thông tin tuyên truyền

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp của Thủ đô năm 2023 đã đạt tốc độ tăng trưởng 2,74%.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.