| Hotline: 0983.970.780

Lại có hàng trăm người dân kéo nhau lên UBND tỉnh

Thứ Tư 09/05/2012 , 13:43 (GMT+7)

Đó là các tiểu thương của chợ Bỉm Sơn. Sáng 9/5, số người này đã cùng nhau lên xe Bus để có mặt sớm ở UBND tỉnh Thanh Hóa mong muốn chuyển đến lãnh đạo tỉnh những bức xúc mà theo họ đó là những nguyện vọng chính đáng.

Đó là các tiểu thương của chợ Bỉm Sơn (Thanh Hóa). Sáng 9/5, số người này đã cùng nhau lên xe Bus để có mặt sớm ở UBND tỉnh Thanh Hóa mong muốn chuyển đến lãnh đạo tỉnh những bức xúc mà theo họ đó là những nguyện vọng chính đáng.

>> Tạm dừng chuyển đổi chợ Bỉm Sơn 
>> Thông tin thêm vụ hàng trăm người kéo nhau lên huyện
>> Hàng trăm người dân kéo nhau lên UBND huyện


Người dân thị xã Bỉm Sơn kéo nhau lên UBND tỉnh Thanh Hóa ngay từ sáng sớm 9/5

Tuy nhiên, khi đến trước cổng trụ sở UBND tỉnh thì họ đã không vào được trong “tổng hành dinh”. Chưa thỏa được lòng khi vượt hơn 30km đường đi nên số người nay vẫn quyết tâm bám trụ trước cổng UBND tỉnh. Đến gần trưa, họ trú ngụ dưới những tán cây xanh và dưới chân tượng đài anh hùng dân tộc Lê Lợi cách cổng UBND tỉnh khoảng 10m.

Tiếp xúc với các tiểu thương được họ cho biết: Chúng tôi lên đây với tha thiết xin gặp ông Chủ tịch UBND tỉnh để nghe được một tiếng nói của ông về chỉ đạo xử lý các quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động của chợ Bỉm Sơn như thế nào cho nhân dân yên tâm làm ăn. Chúng tôi nghĩ rằng, lãnh đạo tỉnh ở đây cũng đều là con đẻ của nhân dân nên hy vọng họ sẽ đón nghe những tâm tư của nhân dân.

Đến 11h trưa, vì chưa có một vị lãnh đạo tỉnh nào ra gặp người dân và cũng không một người dân nào vào được trong cơ quan UBND tỉnh nên họ đã đưa toàn bộ thức ăn như cơm gói, bún chả, mắm tôm, nước uống… đã được chuẩn bị sẵn trước đó ra ăn ngay trước cổng trụ sở UBND tỉnh. “Chúng tôi sẽ quyết tâm chực chờ ở đây đến khi nào nghe được tiếng nói của lãnh đạo tỉnh thì lúc đó mới ra về được”. Trong khi đó, lực lượng công an, cảnh sát cơ động lại được điều động tăng cường đến đây hàng chục cán bộ chiến sỹ.


Lực lượng công an, cảnh sát cơ động được điều động tăng cường đảm bảo
 an ninh khu vực

Liên quan đến sự việc này, từ sáng mùng 1 Tết Nhâm Thìn, khoảng 800 tiểu thương chợ Bỉm Sơn (Thanh Hóa) cũng đã đem chăn chiếu cùng con cái ra chợ nằm ngủ để giữ chợ. Hàng trăm người đóng quầy hàng phản đối việc UBND thị xã Bỉm Sơn bán chợ cho Cty Đông Bắc nhưng không thông báo rõ ràng với người dân.

Chợ Bỉm Sơn đã có từ rất lâu đời, do người dân đóng góp xây dựng. Ban đầu chợ chỉ là chợ lều, 3 cột, 4 cột dựng lên để kinh doanh, buôn bán, giao lưu với nhau. Năm 1989, chính quyền địa phương có chủ trương xây chợ Bỉm Sơn. Năm 1991, chợ Bỉm Sơn được đưa vào sử dụng chính thức. Các tiểu thương muốn thuê quầy để kinh doạnh phải đóng lệ phí từ 4,2 - 4,8 triệu đồng/quầy hàng (không quy định thời gian). Từ năm 1998, UBND thị xã Bỉm Sơn cho rằng chợ bị xuống cấp nên yêu cầu các hộ kinh doanh ký lại hợp đồng cố định 1 năm/lần/quầy, mức thu lệ phí của năm sau cao hơn năm trước và tùy vào mặt bằng của quầy hàng.

Đến năm 2007, UBND thị xã Bỉm Sơn có ý định chuyển nhượng chợ này cho một Cty thuê và sửa lại chợ nhưng không thông báo rõ ràng cho các hộ kinh doanh. Sau khi các hộ kinh doanh trong chợ đứng lên đòi quyền lợi thì chính quyền địa phương đã hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng và tiếp tục để các tiểu thương kinh doanh, buôn bán.

Ngày 28/12/2011, UBND thị xã Bỉm Sơn có giấy mời 17 hộ đại diện (các tổ trưởng) kinh doanh cố định tại chợ, đại diện cho 800 hộ kinh doanh đến UBND phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn để nghe thông báo về việc UBND thị xã cho Cty Đông Bắc thuê lại mặt bằng chợ Bỉm Sơn để nâng cấp, xây dựng chợ mới, đồng thời triển khai làm chợ tạm để di chuyển các hộ kinh doanh ra chợ tạm.

Không đồng tình cho 17 hộ đại diện đi họp, 800 tiểu thương tại chợ Bỉm Sơn đóng cửa hàng rồi kéo nhau lên UBND phường cùng dự cuộc họp. Tại buổi họp này, các hộ kinh doanh chỉ được nghe UBND thị xã thông báo đã bán chợ cho Cty Đông Bắc trong vòng 50 năm và đang triển khai xây dựng lại chợ, không có sự bàn bạc, thỏa thuận giữa chính quyền và các hộ kinh doanh về việc bán chợ, từ đó gây bức xúc đối với họ. Ngày 09/1/2012, UBND thị xã Bỉm Sơn tiếp tục có thông báo với các hộ kinh doanh tại chợ đến đăng ký lại hợp đồng với Cty Đông Bắc và chỉ gia hạn trong 7 ngày. Nếu hộ kinh doanh nào không đăng kí hợp đồng lại sẽ không được kinh doanh tại chợ và tháo gỡ các quầy hàng. Sự việc này đã gây bức xúc, bất bình cho các tiểu thương nên họ quyết định đóng cửa chợ, kéo nhau ra chợ ăn ngủ, không cho tháo gỡ quầy hàng.

Tiếp xúc với các hộ kinh doanh, họ đều bày tỏ: “Chúng tôi buôn bán ở chợ Bỉm Sơn được 20 năm nay, nếu UBND thị xã có chủ trương mở rộng hay xây dựng lại chợ theo mô hình mới, chúng tôi rất ủng hộ. Nhưng trước khi thực hiện cần phải họp dân để thông báo sự việc và cho chúng tôi tham gia ý kiến chứ. Đằng này, UBND thị xã đã tự ý cho Cty Đông Bắc thuê lại mặt bằng với thời hạn 50 năm nhưng không thông báo cho dân, khiến chúng tôi thấy bất bình quá”.

Trước sức ép của dư luận và xét thấy cần xem lại quy trình chuyển đổi chợ ở Bỉm Sơn nên ngày 01/2/2012, ông Lê Đình Thọ- PCT UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Công văn số 486 gửi Sở Công thương và UBND thị xã Bỉm Sơn nêu rõ: “Tạm dừng thực hiện Quyết định số 3037/QĐ- UBND (ngày 22- 12- 2011) của chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn về việc bàn giao chợ Bỉm Sơn cho TCty thương mại và xây dựng Đông Bắc (TP Thanh Hóa) tiếp nhận, đầu tư, kinh doanh, quản lý. BQL chợ Bỉm Sơn căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật, tiếp tục quản lý, khai thác chợ này; thực hiện ký hợp đồng với các hộ kinh doanh về thuê, sử dụng điểm kinh doanh như trước đây”.

Ngay sau khi có chỉ đạo của PCT UBND tỉnh thì mọi việc tạm yên lắng và các hoạt động kinh doanh tại chợ trở lại bình thường. Nhưng không hiểu sao việc UBND thị xã và Cty Đông Bắc này thực hiện chỉ thị của UBND tỉnh kiểu gì mà mới qua 3 tháng, các tiểu thương lại đóng cửa chợ, bỏ bê công việc để kéo nhau lên UBND tỉnh đề nghị được chỉ đạo xử lý vấn đề chuyển đổi mô hình hoạt động ở chợ một cách thỏa đáng, thực sự thấu tình đạt lý để Bỉm Sơn ổn định, phát triển và nhân dân yên tâm làm ăn.

Vướng mắc này ở đâu và tồn tại này cần được xử lý như thế nào, đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa sớm có câu trả lời thỏa đáng cho nhân dan Bỉm Sơn được biết.

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Chủ động với các kiểu thiên tai nguy hiểm giai đoạn chuyển mùa

Bến Tre Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre có công văn yêu cầu chủ động phòng tránh, ứng phó các kiểu thiên tai giai đoạn chuyển mùa.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.