Hiện tại, giá đường toàn cầu tăng lên mức cao nhất trong 4 năm và trợ cấp xuất khẩu làm cho việc bán hàng ở nước ngoài bắt đầu sinh lợi.
Mức xuất khẩu cao hơn từ nhà sản xuất đường lớn thứ hai thế giới có thể hạn chế mức tăng giá toàn cầu - xuất phát từ sản lượng thấp hơn ở Thái Lan, nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới.
Việc xuất khẩu sẽ giúp Ấn Độ giảm lượng dự trữ và hỗ trợ giá nội địa của chất tạo ngọt thay thế đường, rất quan trọng trong việc đảm bảo hàng triệu nông dân trồng mía bán giá như chính phủ yêu cầu.
“Khoảng 4,3 triệu tấn hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết", Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ (ISMA) cho biết. “Đây là một thành tích tuyệt vời, đặc biệt là vì những hợp đồng này đã được ký kết chỉ trong vòng 2 tháng rưỡi, kể từ khi chính phủ phân bổ hạn ngạch xuất khẩu vào ngày 31/12/2020”.
Trong tổng số các hợp đồng, gần 2,2 triệu tấn đường đã được vận chuyển, theo ISMA.
Quốc gia Nam Á này đã thông qua khoản trợ cấp 5.833 rupee (80,38 USD)/tấn cho 6 triệu tấn đường xuất khẩu trong năm nay.
Ấn Độ chủ yếu bán đường cho Indonesia, Dubai, Afghanistan, Sri Lanka và các nước châu Phi, một đại lý có trụ sở tại Mumbai với một công ty thương mại toàn cầu cho biết.
“Sự thiếu hụt container và phí vận chuyển cao hơn đang hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ”, đại lý này cho biết.
Các nhà máy Ấn Độ đã sản xuất 25,87 triệu tấn đường trong năm tiếp thị hiện tại, tăng gần 20% so với một năm trước khi sản lượng tăng vọt ở Maharashtra và Karnataka, ISMA cho biết.
Tuy nhiên, năm nay nhiều nhà máy phải đóng cửa hoạt động sớm do nguồn cung đường hạn chế, cơ quan thương mại cho biết.
Cơ quan này cũng cho biết, trong năm tiếp thị hiện tại, 502 nhà máy đường đã bắt đầu hoạt động, nhưng 171 nhà máy đã ngừng hoạt động vào giữa tháng 3.