| Hotline: 0983.970.780

An Giang - Đồng Tháp bắt tay nâng tầm thương hiệu cá tra Việt Nam

Thứ Sáu 27/05/2022 , 11:51 (GMT+7)

ĐBSCL Tỉnh An Giang và Đồng Tháp mong muốn trở thành Trung tâm liên kết sản xuất giống cá tra chất lượng cao của vùng, góp phần xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.

UBND tỉnh An Giang và UBND tỉnh Đồng Tháp thống nhất trình Bộ NN-PTNT xem xét, phê duyệt đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chung của Dự án liên kết sản xuất cá tra giống chất lượng cao cồn Chính Sách và cồn Vĩnh Hòa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

UBND tỉnh An Giang và UBND tỉnh Đồng Tháp thống nhất trình Bộ NN-PTNT xem xét, phê duyệt đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chung của Dự án liên kết sản xuất cá tra giống chất lượng cao cồn Chính Sách và cồn Vĩnh Hòa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dù gặp những khó khăn nhất định trong nhiều năm qua, nhưng ngành hàng cá tra vẫn là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Loài cá đặc hữu của vùng ĐBSCL này được đánh giá vẫn còn nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động ngày càng nghiêm trọng đến vùng ĐBSCL, nhất là hạn hán, nước biển dâng, xâm nhập mặn thì 2 tỉnh đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp vẫn là những địa phương có lợi thế lớn nhất trong phát triển nghề nuôi, chế biến xuất khẩu cá tra.

Trong đó, khu vực cồn Vĩnh Hòa ở xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu (An Giang) và cồn Chính Sách (xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp) cùng nằm ở đầu nguồn sông Tiền, rất thuận lợi về nguồn nước, điều kiện lý tưởng cho cá tra sinh sản, cho ra chất lượng con giống tốt nhất để phục vụ cho thị trường. Những yếu tố này sẽ giúp phát triển nơi đây thành trung tâm sản xuất giống cá tra chất lượng cao cũng như cá tra thương phẩm công nghệ cao.

Chính vì lý do trên mà UBND tỉnh An Giang và UBND tỉnh Đồng Tháp thống nhất trình Bộ NN-PTNT xem xét, phê duyệt đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chung của Dự án liên kết sản xuất cá tra giống chất lượng cao cồn Chính Sách và cồn Vĩnh Hòa.

Dự án có quy mô khoảng 500ha, dự kiến tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng. Trước đó, UBND 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp cũng đã thống nhất quy hoạch toàn bộ diện tích cồn Vĩnh Hòa và cồn Chính Sách để sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao, cung cấp cho 2 tỉnh và vùng ĐBSCL.

An Giang và Đồng Tháp mong muốn sẽ trở thành Trung tâm liên kết sản xuất giống cá tra chất lượng cao của vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang và Đồng Tháp mong muốn sẽ trở thành Trung tâm liên kết sản xuất giống cá tra chất lượng cao của vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cuối năm 2018, Khu sản xuất cá tra giống công nghệ cao của Tập đoàn Việt Úc ở cồn Vĩnh Hòa (ấp Vĩnh Bường, xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu - An Giang) đã được cắt băng khánh thành đi vào hoạt động, khẳng định tầm quan trọng của khu vực này. Trong giai đoạn đầu, Việt Úc cung ứng 1 tỷ con giống/năm cho thị trường.

Lãnh đạo tỉnh An Giang đánh giá đây là bước ngoặt quan trọng để ngành cá tra An Giang và vùng ĐBSCL phát triển vượt bậc. Thông qua đầu tư mạnh vào lĩnh vực cá tra giống của Tập đoàn Việt Úc, An Giang mong muốn sẽ trở thành trung tâm sản xuất giống cá tra của vùng, góp phần xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.

Qua chính sách thu hút đầu tư của UBND tỉnh An Giang, Công ty CP Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp) cũng đã thành lập và đặt trụ sở Công ty TNHH Sản xuất giống cá tra Vĩnh Hoàn tại ấp Vĩnh Bường (cồn Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu - An Giang), đồng thời tập trung triển khai Dự án sản xuất giống cá tra 3 cấp ứng dụng công nghệ cao tại đây. Với quy mô diện tích 48,3ha, dự án đặt mục tiêu cung cấp 1,6 tỷ con cá hương và 30 triệu con cá tra giống/năm.

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: An Giang rất mừng và luôn đồng hành ủng hộ những nỗ lực thay đổi, tái cơ cấu ngành hàng cá tra nhằm nâng tầm giá trị của loài cá trời ban cho và đồng thời thông cách làm của Công ty CP Vĩnh Hoàn, Tập đoàn Việt Úc theo mô hình tuần hoàn khép kín, vừa tăng hiệu quả kinh tế mà còn gia tăng giá trị cá tra khi xuất khẩu vào các thị trường khó tính.

"Từ cách làm hay đó của các doanh nghiệp, An Giang luôn cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển. Khi xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn, giá trị con cá tra được nâng tầm lên mà không tác động xấu đến môi trường nước. Điều quan trọng trong kinh tế tuần hoàn là tất cả các sản phẩm trong quy trình nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu đều được tận dụng tối đa, hầu như không bỏ bất cứ thứ gì, kể cả chất thải", ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang.       

Xem thêm
Liên kết sản xuất để khai thác thế mạnh ngành tôm

NGHỆ AN Ngành tôm Việt Nam đạt được bước tiến dài trên trường quốc tế nhưng chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có, đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa các chuỗi liên kết.

Chấn chỉnh khai thác thủy sản hồ Sơn La

SƠN LA Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND các xã của huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức gần 70 đợt kiểm tra, chấn chỉnh việc khai thác thủy sản trái phép.

Nữ giám đốc hợp tác xã đưa nước mắm xuất sang Úc

HÀ TĨNH Sau hơn 3 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã, nữ giám đốc 9x ở Hà Tĩnh đã đưa thương hiệu nước mắm Phú Sáng vươn thị trường quốc tế.

Hỗ trợ trực tiếp cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Cà Mau Ngày 20/10, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, các nhà tài trợ, tổ chức chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển'.