| Hotline: 0983.970.780

An Giang tạo nhiều cơ hội việc làm cho đồng bào Khmer, học viên học nghề

Thứ Năm 24/12/2020 , 12:18 (GMT+7)

An Giang các trường nghề cũng đang thay đổi tích cực, chuyển dần hướng đào tạo theo nhu cầu, gắn với DN để đảm bảo đầu ra cho người học.

Nhiều học sinh sau khi học nghề, được nhà trường giới thiệu tư vấn, tìm kiếm cơ hội việc làm ở các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhiều học sinh sau khi học nghề, được nhà trường giới thiệu tư vấn, tìm kiếm cơ hội việc làm ở các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Giải quyết việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp

Để giải quyết việc làm cho học viên học nghề sau khi tốt nghiệp, các trường dạy nghề ở An Giang tăng cường phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm An Giang tổ chức tư vấn, giới thiệu, tham gia các phiên, sàn giao dịch việc làm.

Thầy Trần Thế Vỹ, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật An Giang cho biết: Năm 2020, tỷ lệ tuyển sinh của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật An Giang vượt chỉ tiêu với tỷ lệ đạt 121,25%. Hàng năm, sau khi tốt nghiệp, học viên làm việc ở công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân tại địa phương, một số làm việc tại nhà, tỷ lệ đạt từ 65% trở lên. 

Đồng thời phối hợp các doanh nghiệp, công ty tổ chức tuyển lao động tại trường ngay sau khi tốt nghiệp. Có thể thấy, hiện nay việc chọn vào học trường nghề ngày càng được học sinh cân nhắc với mục tiêu rõ ràng hơn. Nếu gia đình khó khăn, các em có thể tham gia làm việc ngay, hoặc khá hơn, với bằng tốt nghiệp THPT, các em có thể học liên thông lên cao đẳng, một số liên thông thẳng lên đại học. Đây cũng là hiệu quả để thu hút học sinh phân luồng từ sau tốt nghiệp THCS vào học các trường nghề.

Tại Trường Cao đẳng Nghề An Giang, mỗi năm có nhiều hoạt động kết nối các đơn vị có nhu cầu việc làm để tư vấn, tìm đầu ra cho sinh viên. Trong các khoa của trường, không thiếu những ngành nghề hiện đại được học sinh lựa chọn theo đúng sở thích, sở trường. Ngành cơ khí có rất nhiều sinh viên nữ mạnh dạn theo học, ngành may thời trang hay quản trị nhà hàng lại có các bạn nam tự tin thể hiện sự khéo tay của mình. Một số nghề đào tạo trình độ sơ cấp như kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính chỉ cần 3 tháng là đủ điều kiện năng lực để làm việc và có thu nhập.

Đào tạo nghề ngắn hạn cho các học viên ở An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đào tạo nghề ngắn hạn cho các học viên ở An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề An Giang Nguyễn Thanh Hải cho biết: Những năm học trước, trường gửi sinh viên đến các doanh nghiệp trong tỉnh để thực tập. Từ năm học này, trường kết nối với doanh nghiệo đào tạo kép từ khâu tuyển sinh, thực tập và giải quyết việc làm, nếu thực hiện tốt sẽ đảm bảo cho 100% sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp và mức lương cao. Trong các ngành nghề đào tạo hiện có tại trường như: Quản trị nhà hàng là nghề trọng điểm quốc gia, công nghệ ô tô, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, cơ điện tử là nghề trọng điểm cấp khu vực ASEAN, cắt gọt kim loại và điện công nghiệp là ngành trọng điểm cấp quốc tế.

 Nhiều cơ hội việc làm cho đồng bào Khmer

Trung tâm Dịch vụ việc làm, Sở LĐ-TB&XH An Giang phối hợp với UBND huyện Tri Tôn vừa tổ chức phiên giao dịch việc làm năm 2020 đã thu hút gần 1.500 lao động tham gia tư vấn, tìm kiếm cơ hội việc làm.

Chương trình thu hút 17 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng trong và ngoài tỉnh tham gia giới thiệu, tuyển dụng việc làm, tư vấn cho người lao động. Qua đó, 354 đơn đăng ký xin việc đã được gửi tới các nhà tuyển dụng. Các ngành nghề tuyển dụng rất phong phú, đa dạng, tập trung vào các lĩnh vực: Viễn thông, bán hàng, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, xuất khẩu lao động, kỹ sư, công nhân có tay nghề…

Việc tổ chức phiên giao dịch việc làm nhằm phát triển đa dạng thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động một cách hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Việc tổ chức phiên giao dịch việc làm nhằm phát triển đa dạng thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động một cách hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Cao Quang Liêm - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn cho biết: Việc tổ chức phiên giao dịch việc làm nhằm phát triển đa dạng thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động một cách hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Đặc biệt là sinh viên ra trường chưa có việc làm. Đây là tín hiệu vui của công tác kết nối tạo việc làm cho lao động, nhất là lao động nông thôn, vùng sâu, vùng xa như huyện Tri Tôn.

Có thể nói công tác tổ chức phiên giao dịch việc làm của huyện Tri Tôn chu đáo, chuyên nghiệp. Thành công nhất của phiên giao dịch đã thu hút trên 1.500 lao động đến tìm hiểu, nghe tư vấn về việc làm.

Qua đợt tuyển dụng lần này huyện Tri Tôn tiếp tục duy trì thường xuyên tổ chức những phiên giao dịch việc làm giúp người lao động tìm việc làm thu hút các doanh nghiệp đến huyện Tri Tôn tìm hiểu, hợp tác đầu tư. Từ đó, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nhất là bà con đồng bào Khmer.

Ông Phạm Sơn - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH  An Giang cho biết thêm: Qua công tác thống kê, hiện có trên 19.000 người dân huyện rời địa phương đến các khu công nghiệp TP. HCM, Bình Dương lao động, sinh sống. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là trên 10.000 người. Trước thực tế này, huyện Tri Tôn - một huyện miền núi và biên giới của tỉnh An Giang đang nỗ lực mời gọi các doanh nghiệp đến địa bàn huyện Tri Tôn đầu tư xây dựng để người dân có việc làm, không phải bỏ xứ mưu sinh như thực trạng hiện nay.

Tỉnh An Giang vừa tuyên dương 32 doanh nghiệp vì người lao động năm 2020. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước khẳng định: Đây không chỉ là sự tuyên dương, mà còn là sự tri ân của lãnh đạo nói riêng, cả hệ thống chính trị nói chung với các doanh nghiệp đã quan tâm tạo việc làm, chăm lo nâng cao tay nghề và sáng tạo trong kinh doanh, sản xuất để chăm lo, ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động..., góp phần ổn định trật tự xã hội, phát triển kinh tế bền vững.

  • Tags:
Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.