| Hotline: 0983.970.780

Anh nông dân kiếm tiền tỷ từ nuôi gà đẻ thụ tinh nhân tạo

Thứ Bảy 31/08/2019 , 07:01 (GMT+7)

Nhiều người chăn nuôi ở khu vực huyện Đại Từ, Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên biết tới anh Nguyễn Văn Hảo ở xóm Ngọc Tiến, xã Phục Linh, huyện Đại Từ. Anh Hảo kiếm tiền tỷ mỗi năm từ việc nuôi gà đẻ và bán gà giống.

12-06-00_nh_nh_ho
Căn nhà khang trang ở giữa vùng quê xã Phục Linh của anh Nguyễn Văn Hảo.

Nếu nuôi gà đẻ lấy giống theo truyền thống thì cứ 1.000 gà mái phải cần tới trên 120 con gà trống. Nhưng nếu áp dụng thụ tinh nhân tạo thì chỉ cần 25 gà trống/1.000 gà mái nhưng tỷ lệ trứng đẻ ra đạt tới trên 97%.

Anh Hảo cho biết bản thân chỉ là nông dân, không có bằng cấp gì cả, sống với nghề chăn nuôi gà đã hơn 20 năm nay. Ở đâu có cách làm hay về chăn nuôi, anh Hảo đều tìm đến để học tập. Chính từ việc này, anh đã học được kỹ năng phối giống cho gà bằng phương thức thụ tinh nhân tạo.

Năm 2016, gia đình anh mạnh dạn xây dựng, mở rộng chuồng trại gà đẻ ấp nở, áp dụng cách làm thụ tinh nhân tạo và đem lại thành công. Như chia sẻ của anh Hảo, trước đây việc chăn nuôi chỉ đảm bảo cho gia đình đủ ăn chứ không làm giàu được, thì giờ đây thu nhập tăng lên gấp nhiều lần. Cụ thể, gần nhất là năm 2018, trừ chi phí sản xuất (chưa bao gồm hao mòn máy móc, nhà xưởng) thì lợi nhuận đã đạt con số trên 1 tỷ đồng.

12-06-00_sn_phm_2
Bên trong trang trại gà của anh Nguyễn Văn Hảo.

Theo như tính toán về chi phí chăn nuôi và sản xuất, 1 gà con mới nở phải có giá từ 6.000đ/con mới có lãi. Nhưng giá thời điểm hiện tại, nhu cầu người chăn nuôi tăng cao nhằm thay thế thế nuôi lợn do bị Dịch tả lợn Châu Phi, giá gà con đã đạt 14.000đ/con. Từ đầu năm 2018, anh Hảo nuôi khoảng 3.500 gà đẻ (bằng 50% những năm trước), mỗi tháng xuất ra thị trường hơn 30.000 con giống, đem lại lợi nhuận trên 200 triệu đồng/tháng.

Khi được hỏi vì sao nhu cầu tăng, giá con giống trên thị trường cao mà gia đình lại giảm gà đẻ xuống? Anh Hảo cho biết: Nhu cầu tăng thì nguồn cung cũng tăng, do đó gà con từ khắp nơi khác đổ về. Số lượng gà con của gia đình cứ nở ra là người ta đã đặt mua tại lò. Nhưng nếu thời điểm hiện tại tăng thêm dễ dẫn tới bị thừa con giống, lúc ấy chỉ cần nuôi thêm 1 ngày, hoặc không bán được thì thiệt hại rất lớn. Vì vậy mình tập trung làm tốt chất lượng con giống, tạo niềm tin vững chắc trên thị trường.

12-06-00_sn_phm
Những quả trứng được phối giống bằng thụ tinh nhân tạo.

Nhờ sự thành công  trong chăn nuôi, một số người thân, bạn bè ở Hà Nam, Yên Bái, Bắc Kạn,… đã đến học và được anh Hảo chuyển giao công nghệ nuôi gà giống thụ tinh nhân tạo, với mong muốn giúp nhau phát triển kinh tế, và phát huy liên kết thị trường.

(Kiến thức gia đình số 35)

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm