| Hotline: 0983.970.780

Ba chàng 'ngự lâm' biến đất đỏ bazan Đăk Lăk thành cỗ máy in tiền

Thứ Sáu 02/10/2020 , 20:26 (GMT+7)

Gác bằng đại học, rời quê hương, ba chàng thanh niên quyết tâm lên Đăk Lăk khởi nghiệp bằng nông nghiệp. Từ những luống khoai tây họ đã có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Khu vực trồng su hào của ba chàng 'ngự lâm'. Ảnh: Nam Khánh.

Khu vực trồng su hào của ba chàng "ngự lâm". Ảnh: Nam Khánh.

Biến đất đỏ bazan thành cỗ máy in tiền

Năm 2017, thanh niên Nguyễn Quốc Bảo sinh năm 1989 rời quê hương Lâm Đồng lên lập nghiệp tại xã Cư Bao, huyện Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.

Tài sản Bảo mang theo là 4 năm kinh nghiệm trồng khoai tây và một số vốn đủ để thuê được 8ha đất đỏ bazan. Với quyết tâm lập nghiệp và 8ha đất thuê ban đầu cùng sự hỗ trợ về giống, phân bón, kỹ thuật của Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo Việt Nam (PepsiCo) để trồng khoai tây, cuối năm 2017 Bảo thu lời 450 triệu đồng.

Cơ cấu đầu tư và lợi nhuận của PepsiCo: Ngoài việc hỗ trợ về ký thuật, PepsiCo đầu tư ứng giống, phân bón cho bà con khoảng 51 triệu/1ha. Nông dược, nhân công, điện, dầu tưới khoảng 67 triệu. Với năng suất 26 tấn/1ha, giá thu mua tại mùa khô là 8.200đ/kg (giá mùa mưa là 8.800đ/kg), lợi nhuận dòng mùa khô đạt khoảng 96 triệu đồng /1ha.

Có lợi nhuận từ vụ khoai tây đầu tiên, Bảo thuê thêm 2ha nữa và xuống giống. Vụ Đông Xuân thứ hai, Bảo thu về trên 500 triệu đồng. Năm 2019, diện tích trồng khoai tây của Bảo nâng lên 20ha, năng suất bình quân từ 25 - 30 tấn/ha. Đầu năm 2020, Bảo thu về xấp xỉ 1,3 tỷ đồng.

Trái với Bảo, người đồng hương Nguyễn Công Giang sinh năm 1988, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế và Đại học Công nghiệp TP.HCM đã tạm cất hai tấm bằng cử nhân để khởi nghiệp bằng nông nghiệp.

Năm 2018, Giang cùng người bạn tên Đăng bắt tay vào trồng các loại rau củ như cà rốt, củ cải… và nhận thấy làm nông nghiệp thì đầu ra của sản phẩm là quan trọng.

Từ mô hình thành công của Bảo và thấy được tiềm năng của PepsiCo đang cần mở rộng nguồn nguyên liệu và sẵn sàng liên kết, bao tiêu đầu ra sản phẩm khoai tây, Giang và Đăng liên kết cùng với Bảo thành lập Công ty TNHH sản xuất và thương mại The Line (The Line) đầu tư sản xuất khoai tây cho PepsiCo và các mặt hàng khác.

Đặc tính của khoai tây chỉ phù hợp với vụ Đông Xuân, các vụ còn lại The Line sẽ đầu tư trồng ớt sạch xuất khẩu cho Singapore và Nhật Bản.

Đến nay, The Line có tổng diện tích sản xuất là 95ha. Vụ Đông Xuân năm 2020-2021, The Line sẽ dành 60ha để trồng khoai tây theo hình thức liên kết với PepsiCo. Các vụ còn lại sẽ triển khai trồng ớt, củ cải và khoai lang. Ở thời điểm hiện tại, mặt hàng củ cải The Line cung cấp ra thị trường khoảng 7-10 tấn/ngày. Thời gian tới, mặt hàng ớt của The Line sẽ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Singapore.

Nguyễn Quốc Bảo (đứng giữa) và Nguyễn Công Giang (bên phải) đưa cơ giới hóa trong việc gieo giống khoai tây. Ảnh: Nam Khánh

Nguyễn Quốc Bảo (đứng giữa) và Nguyễn Công Giang (bên phải) đưa cơ giới hóa trong việc gieo giống khoai tây. Ảnh: Nam Khánh

Chia sẻ về quyết định liên kết với PepsiCo để trồng khoai tây quy mô lớn, Giang cho biết, so vào các loại nông sản khác, trồng khoai tây cho thu nhập ổn định. Mục tiêu liên kết giữa PepsiCo với nông dân là để đưa ra thị trường sản phẩm snack được làm từ nguyên liệu đầu vào là củ khoai tây an toàn.

Đối với hình thức hợp tác này, PepsiCo ký hợp đồng với nông dân theo giá thỏa thuận, tránh được cho người nông dân rủi ro về biến động giá trên thị trường, giúp người nông dân biết được thu nhập của mình khi liên kết với PepsiCo sau chu kỳ sản xuất trong 4 tháng.

PepsiCo sẽ cung cấp giống và phân bón chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức các lớp tập huấn tại địa phương, trực tiếp hướng dẫn tại đồng ruộng để đảm bảo quá trình sản xuất của người nông dân được thành công.

Hệ thống bơm tưới của ba chàng 'ngự lâm'. Ảnh: Nam Khánh.

Hệ thống bơm tưới của ba chàng "ngự lâm". Ảnh: Nam Khánh.

Khi người dân tham gia với liên kết với PepsiCo, nếu có rủi ro về thời tiết hoặc sự cố bất khả kháng, PepsiCo đều chia sẻ lỗ với thất bại của người dân.

Song song với quá trình đó, PepsiCo luôn nghiên cứu để đưa vào những kỹ thuật canh tác tốt nhất,  giúp nông dân nâng cao hiệu quả canh tác và thu nhập, hướng tới nền nông nghiệp bền vững, ít tác động tới môi trường nhất, tạo ra năng suất cao nhất.

Về giống, hiện nay, trên toàn cầu, PepsiCo có 2 hệ thống nghiên cứu giống tại Mỹ và Peru. Để tạo ra một giống khoai tốt mất trung bình từ 8 - 15 năm. Hàng năm, PepsiCo chọn loại giống phù hợp với điều kiện nhiệt đới đưa về thử nghiệm.

Tại Việt Nam, Bộ NN-PTNT đã công nhận 2 loại giống FL2215 và FL2007 để đưa vào sản xuất. Hai giống này có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và năng suất cao. Giống FL2215 có khả năng chống chịu trong mùa mưa tại Đăk Lăk.

Hệ thống hồ chứa 750m3 của ba chàng 'ngự lâm'. Ảnh: Nam Khánh.

Hệ thống hồ chứa 750m3 của ba chàng "ngự lâm". Ảnh: Nam Khánh.

Với chính sách hiện nay của PepsiCo, bà con nông dân yên tâm về đầu ra của sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật từ công ty rất tốt, phân, giống được đội ngũ kỹ thuật nghiên cứu rất kỹ để ra được củ khoai có hàm lượng đường phù hợp với loại khoai tây chiên. Điển hình như kỹ thuật tưới cho cây, PepsiCo đã giúp người dân thay đổi từ hình thức tưới thông thường sang hình thức tưới phun sương.

Đặc biệt, tại Đăk Lăk tưới bằng hệ thống nhỏ giọt, giúp năng suất tăng và lượng nước/1ha giảm, tiết kiệm gần 4.000m3/ha. Nếu tính trên hệ thống nhỏ giọt so với tưới phun sương, sẽ tiết kiệm 30% nước tưới. Điều đó cho thấy việc áp dụng công nghệ vào canh tác nông nghiệp sẽ giảm thiểu tác động đến môi trường và sử dụng tài nguyên nước hiệu quả hơn.

Vẫn còn hoài nghi với mô hình liên kết trồng khoai tây của PepsiCo, năm 2017, anh Trần Trung Quyết, xã Ea Drơng, huyện Cư M’gar “rón rén” chỉ dành ra 5ha bắt tay vào liên kết trồng khoai tây. Nhưng hết vụ, anh thu về 400 triệu đồng sau khi trừ chi phí ứng trước của công ty.

Chia sẻ với Báo NNVN, anh Quyết hồ hởi: “Tin tưởng vào dự án của PepsiCo, vụ Đông Xuân vừa qua, tôi và em trai dành ra 15ha ký hợp đồng với công ty để sản xuất khoai tây. Sau thu hoạch, tính ra chúng tôi thu về trên 1 tỷ đồng”.

Anh Trần Trung Quyết (bên phải) xã Ea Drơng, huyện Cư M’gar trao đổi về kỹ thuật gieo giống bằng phương pháp thủ công. Ảnh: Nam Khánh.

Anh Trần Trung Quyết (bên phải) xã Ea Drơng, huyện Cư M’gar trao đổi về kỹ thuật gieo giống bằng phương pháp thủ công. Ảnh: Nam Khánh.

Gieo giống khoai tây bằng phương pháp thủ công. Ảnh: Nam Khánh.

Gieo giống khoai tây bằng phương pháp thủ công. Ảnh: Nam Khánh.

“So với các loại cây trồng ngắn ngày khác như khoai lang, giá cả rất bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thị trường thì trồng khoai tây, được công ty ký hợp đồng, cung cấp giống tốt và phân bón, hỗ trợ kỹ thuật nên có tính ổn định hơn” - anh Quyết nhấn mạnh.

Anh Trần Trung Quyết (bên phải) xã Ea Drơng, huyện Cư M’gar trao đổi về kỹ thuật gieo giống bằng phương pháp thủ công với đoàn công tác của Bộ NN-PTNT. Ảnh: Nam Khánh.

Anh Trần Trung Quyết (bên phải) xã Ea Drơng, huyện Cư M’gar trao đổi về kỹ thuật gieo giống bằng phương pháp thủ công với đoàn công tác của Bộ NN-PTNT. Ảnh: Nam Khánh.

Gieo giống khoai tây bằng phương pháp thủ công sẽ làm tăng chi phí. Ảnh: Nam Khánh.

Gieo giống khoai tây bằng phương pháp thủ công sẽ làm tăng chi phí. Ảnh: Nam Khánh.

Đối tác Nông nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam

PepsiCo là một tập đoàn đồ uống và thực phẩm toàn cầu hoạt động trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Doanh thu toàn cầu năm 2019 đạt hơn 67 tỷ USD.

PepsiCo bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ 1994 thông qua hai công ty: Công ty đồ uống Suntory PepsiCo Việt Nam và Công ty thực phẩm PepsiCo Việt Nam. Đến nay, PepsiCo đã đầu tư hơn 500 triệu USD tại Việt Nam, tạo ra 3.000 việc làm trực tiếp, hơn 10.000 việc làm gián tiếp với 14 nhà máy và nhà kho trên khắp cả nước.

PepsiCo là thành viên tích cực của Đối tác Nông nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (PSAV). Mục tiêu chính của PSAV là nâng cao các tiêu chuẩn phát triển nông nghiệp bền vững; hỗ trợ chính sách và xây dựng các quy trình canh tác và thực hành nông nghiệp tốt (GAP) tại Việt Nam; thúc đẩy quan hệ đối tác giữa Bộ NN - PTNT và các đối tác liên quan, bao gồm các cơ quan Nhà nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp.

PepsiCo đang lên kế hoạch mở rộng diện tích trồng khoai tây sản lượng cao ra nhiều địa phương trên cả nước. Đến nay, hai giống khoai tây FL2215 và FL2007 của PepsiCo đã được Bộ NN - PTNT công nhận là giống khoai tây mới và được phổ biến trong sản xuất.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm