| Hotline: 0983.970.780

Ba Trại háo hức với cây chè

Thứ Ba 09/12/2014 , 08:20 (GMT+7)

Đời sống của người dân xã Ba Trại (Ba Vì, Hà Nội) chủ yếu nhờ vào SX nông nghiệp, trong đó nguồn thu chính là từ cây chè (451 ha) với 9/9 thôn đều làm nghề SX và chế biến chè búp khô.

Tuy tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 3 - 5% nhưng Ba Trại vẫn còn là một xã nghèo của huyện Ba Vì, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, cơ sở hạ tầng nông thôn còn yếu kém, nông sản làm ra vẫn chưa có chỗ đứng tốt trên thị trường. Lấy lợi thế cây chè sẵn có, Ba Trại tập trung phát triển các làng nghề SX chè theo hướng mới là an toàn và chất lượng.

Xã đã thành lập Ban Chỉ đạo SX và chế biến chè Ba Trại và triển khai tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân về quy trình thâm canh chè theo hướng VietGAP, đưa cơ giới hoá vào SX chè an toàn và thay thế dần giống chè trung du lá nhỏ đã già cỗi. Triển khai xây dựng mô hình SX và tiêu thụ chè an toàn năm 2014.

Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội, Phòng Kinh tế huyện Ba Vì đã kết hợp với địa phương triển khai thực hiện xây dựng mô hình SX và tiêu thụ chè an toàn năm 2014 với mục đích xây dựng được các vùng SX chè an toàn tại các thôn trong toàn xã. Nâng cao hiệu quả kinh tế trên vùng đất đồi gò phấn đấu đạt 150 - 200 triệu đ/ha/năm…

Việc chọn điểm, chọn hộ, chọn cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn, phù hợp để tham gia vào việc chỉ đạo xây dựng mô hình SX chè an toàn nhanh chóng được thực hiện. Cụ thể, mô hình thâm canh chè VietGAP có diện tích 10 ha, mô hình trồng mới và trồng thay thế nương chè già cỗi có diện tích 30 - 40 ha, mô hình đưa cơ giới hoá vào SX chè an toàn có diện tích 10 ha, mô hình chè trồng giống mới năm thứ 2 có diện tích 10 ha.

Mục tiêu năm 2015

1. Chăm sóc 40 ha chè năm thứ hai. Tiếp tục tập trung chỉ đạo, đôn đốc bà con nông dân tích cực: Làm cỏ, bón phân, tỉa cành tạo tán, chăm sóc cây chè.

2. Phát triển mới các mô hình: Trồng mới, trồng thay thế giống chè già cỗi, diện tích 40 - 50 ha. Thâm canh chè theo hướng VietGAP 10 - 20 ha. Đưa cơ giới hoá vào SX 10 - 20 ha…

Đảng ủy Ba Trại có Nghị quyết lãnh đạo giao cho UBND xã xây dựng kế hoạch và thành lập Ban Chỉ đạo SX, phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong BCĐ phụ trách theo dõi các hộ tham gia trong vùng quy hoạch, thường xuyên báo cáo lên BCĐ trong quá trình triển khai. Thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh xã về chủ trương, chính sách hỗ trợ và hiệu quả của chương trình thâm canh chè VietGAP và cải tạo giống chè già cỗi.

Cán bộ kỹ thuật của xã, cán bộ khuyến nông, BVTV xã cùng cán bộ kỹ thuật Trung tâm phát triển cây trồng xây dựng lịch kiểm tra, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chè và giới thiệu về các loại thuốc đặc trị sâu bệnh để nông dân sử dụng có hiệu quả.

Tập trung kiểm tra, hướng dẫn, tuyên truyền vận động và chỉ đạo các hộ nông dân tham gia chương trình thâm canh chè VietGAP, đưa cơ giới hoá vào SX chè an toàn, cải tạo giống chè già cỗi, chăm sóc chè an toàn năm thứ 2, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc và chế biến theo sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội.

Các quy trình kỹ thuật từ phát tỉa cành, phát quang các loại cây tạp, cải tạo đất trong vườn hộ tại mô hình đến sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cách thu hái, cách sơ chế và bảo quản đều được thực hiện nghiêm chỉnh.

Một giải pháp kỹ thuật mới không gì thuyết phục được nông dân bằng hiệu quả của chính nó. So sánh giữa thu nhập đã trừ chi phí từ 10 ha chè trong mô hình và 10 ha ngoài mô hình cho thấy sự khác biệt rõ rệt. 10 ha trong mô hình cho thu 2.246.400.000 đồng, 10 ha ngoài mô hình cho thu 1.296.000.000 đồng. Tính ra tổng thu của 10 ha vượt so với 10 ha ngoài tới 950.400.000 đồng. Nông dân tham gia vào mô hình rất phấn khởi.

Tuy về mọi mặt của mô hình thâm canh chè VietGAP đều có hiệu quả hơn, song do thời gian thực hiện còn ngắn và là năm đầu thực hiện nên năng suất và chất lượng của sản phẩm vẫn còn hạn chế, thế nên người ta kỳ vọng vào những năm tiếp theo hiệu quả sẽ còn tốt hơn nữa.

Ở mô hình trồng và thay thế giống chè già cỗi: Nhờ thời tiết thuận lợi và kinh nghiệm chăm sóc của các hộ, đặc biệt là được sự quan tâm thường xuyên của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội 10 ha của mô hình đến nay đang trong giai đoạn phát triển tốt.

Từ những kết quả đã đạt được của hai mô hình, đại đa số bà con nông dân đều mong muốn được tiếp tục tiếp cận với các tiến bộ KHKT, cơ giới hoá trong SX như giàn tưới, máy đốn, máy sao, nhà xưởng chế biến... và các giống chè có giá trị cao.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Bầu Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sáng 21/12, Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam (Hội Thú y Việt Nam) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch

Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.