| Hotline: 0983.970.780

Bắc Bộ: Cấy sớm, giảm gieo sạ né úng lụt vụ mùa

Thứ Năm 11/06/2020 , 11:10 (GMT+7)

Ngành Thủy lợi đã xây dựng xong các kịch bản về ngập lụt, úng ở các vùng/hệ thống thủy lợi trong vụ mùa 2020 tại vùng Trung du và Đồng bằng Bắc bộ.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi đề nghị các địa phương khẩn trương hoàn thành nạo vét kênh tiêu, sửa chữa các công trình tiêu úng để ứng phó khi có mưa lớn. Ảnh: Minh Phúc.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi đề nghị các địa phương khẩn trương hoàn thành nạo vét kênh tiêu, sửa chữa các công trình tiêu úng để ứng phó khi có mưa lớn. Ảnh: Minh Phúc.

Qua đó, đưa ra các giải pháp hiệu quả để vận hành các công trình thủy lợi, điều hành tổ chức sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Cấy càng sớm càng tốt

Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, năm 2020, hiện tượng ENSO tiếp tục duy trì trạng thái trung tính, các đợt nắng nóng có khả năng kéo dài tới tháng 7/2020 ở Bắc bộ. Tổng lượng mưa xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, riêng tháng 10/2020 cao hơn từ 10 – 25%.

Ông Vũ Đức Long – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của mưa lớn cục bộ, các vùng trũng, thấp và các đô thị thuộc khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ có nguy cơ ngập úng, đặc biệt tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình, Hà Nam.

Theo Cục Trồng trọt, vụ mùa 2020 các tỉnh Trung du và Đồng bằng Bắc bộ dự kiến gieo cấy 546,6 nghìn héc ta, giảm 4,4 nghìn héc ta so với năm 2019.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, chủ trì Hội nghị Công tác thủy lợi phục vụ sản xuất, dân sinh vụ mùa 2020 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ tại Thái Bình sáng 11/6. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, chủ trì Hội nghị Công tác thủy lợi phục vụ sản xuất, dân sinh vụ mùa 2020 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ tại Thái Bình sáng 11/6. Ảnh: Minh Phúc.

Về cơ cấu giống, cần tăng cường sử dụng các giống lúa cực ngắn và ngắn ngày có năng suất, chất lượng, chống chịu khá với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Để thuận lợi cho việc quản lý sâu bệnh hại, mỗi địa phương nên cơ cấu từ 3-4 giống lúa chủ lực và 3-4 giống lúa bổ sung.

“Phương châm sản xuất vụ mùa 2020 là chuẩn bị đất cấy và gieo cấy càng sớm càng tốt, đặc biệt cho chân chạy lụt, diện tích làm vụ đông sớm cây ưa ấm”, ông Nguyễn Văn Vương – Trưởng phòng Cây lương thực, cây thực phẩm (Cục Trồng trọt) cho biết.

Muốn làm được như vậy cần thu hoạch lúa đông xuân khi lúa vừa chín tới, thu hoạch đến đâu làm đất vùi sâu gốc rạ đến đó, giữ nước trên ruộng, nên bón thêm vôi bột hoặc một số chế phẩm sinh học Azotobacte, Tricoderma... để tăng cường phân hủy rơm rạ, hạn chế nguồn sâu bệnh hại và tránh ngộ độc hữu cơ cho lúa mùa sau cấy.

Đưa ra nhiều kịch bản phân vùng ngập lụt

Ông Lê Viết Sơn – Trưởng phòng Quy hoạch Bắc bộ, Viện Quy hoạch Thủy lợi, cho biết: Tại các khu vực Trung du Bắc bộ, các công trình đảm bảo tiêu nước cho các trận mưa khoảng 220 – 250mm trong 3 ngày.

Còn tại vùng Đồng bằng Bắc bộ, hệ số tiêu của các công trình đảm bảo tiêu với lượng mưa từ 200 – 250mm trong 3 ngày. Năm 2018 có mưa lớn gặp triều cường ngoài sông, diện tích bị ngập úng lớn tại một số vùng như: Bắc Hưng Hải 20.000 ha, sông Tích – sông Bùi gần 8.300 ha, Nam Định gần 30.000 ha và Ninh Bình gần 6.700 ha.

Một số khu vực chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu thoát theo thiết kế như lưu vực Cà Lồ (Vĩnh Phúc) và một số khu vực cục bộ có mức độ đô thị hóa cao thuộc các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng.

Viện Quy hoạch Thủy lợi trình bày về các kịch bản ngập lụt vụ mùa 2020. Ảnh: Minh Phúc.

Viện Quy hoạch Thủy lợi trình bày về các kịch bản ngập lụt vụ mùa 2020. Ảnh: Minh Phúc.

Trên cơ sở kịch bản lượng mưa và kịch bản về giai đoạn sinh trưởng của lúa, Viện Quy hoạch Thủy lợi đã tổ hợp được 9 kịch bản khung ngập lụt, úng cho khu vực theo từng giai đoạn (giai đoạn lúa mới cấy; giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng và giai đoạn lúa cuối vụ).

Theo kinh nghiệm, những năm nắng nóng kéo dài và được mùa nhãn, vải thường xảy ra những trận mưa lớn gây úng, lụt.

Do đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Văn Tỉnh yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể phòng, chống ngập, úng, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ. Đẩy sớm lịch gieo trồng vụ mùa hợp lý để tránh thời điểm dễ xảy ra mưa lớn đầu vụ.

Đặc biệt, cần giảm diện tích gieo sạ, tuyệt đối không thực hiện ở khu vực trũng, thấp, không chủ động tiêu úng.

Khi dự báo có mưa lớn, phải tổ chức bơm tiêu nước đệm hợp lý để chủ động phòng, chống úng, tăng cường bơm tiêu nước trên đồng, rộng khi xảy ra ngập lụt, úng. Khẩn trương kiểm tra, sửa chữa công trình đảm bảo sẵn sàng phục vụ trong mọi tình huống trong mùa mưa lũ.

Sáng 11/6, Tổng cục Thủy lợi tổ chức Hội nghị Công tác Thủy lợi phục vụ sản xuất, dân sinh vụ mùa năm 2020, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ tại Thái Bình. Hội nghị có sự tham dự của đại diện các Sở NN-PTNT và công ty khai thác công trình thủy lợi 12 tỉnh, thành trong khu vực.

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất