| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu hướng tới thủ phủ tôm công nghệ cao

Thứ Ba 10/09/2019 , 10:45 (GMT+7)

Nhờ nuôi tôm theo hướng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cho năng suất và chất lượng cao, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu thắng lớn.

Sau hơn một năm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm công nghiệp ngành tôm cả nước, nghề nuôi tôm tại Bạc Liêu đã có bước phát triển đáng kể, kỹ thuật nuôi được nâng lên một bước...

Ông Nguyễn Phương Hùng, Phó GĐ Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu cho biết, những năm gần đây tỉnh khuyến khích phát triển nuôi tôm siêu thâm canh nhằm để ứng phó với thời tiết cực đoan, bệnh dịch, tiết kiệm chi phí đầu vào, hình thành chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm. Bạc Liêu tổng diện tích nuôi tôm 140.000 ha, trong đó nuôi tôm siêu thâm canh 1.845 ha, diện tích mặt nước nuôi 185,22 ha, với 1.575 ao/hồ nuôi (1.335 ao lót bạt và 240 hồ nổi tròn).

Nuôi tôm siêu thâm canh không sử dụng kháng sinh, cho năng suất cao hơn so với nuôi truyền thống. Ảnh: LHV.

Ưu điểm của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hồ nổi tròn đạt tỷ lệ sống từ 90 - 95%. Hạn chế được bệnh dịch xâm nhập vào khu nuôi do hạn chế bơm nước mới trực tiếp từ sông, rạch vào cũng như bơm xả ra môi trường bên ngoài góp phần bảo vệ môi trường.

Nhiều DN, trang trại và hộ gia đình đã đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào SX và được Bộ NN-PTNT công nhận là DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản đầu tiên trong cả nước.

Điển hình là Cty TNHH MTV Hải Nguyên, Cty TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh. Ngoài ra, còn một số DN khác đã đạt được các chứng nhận với các tiêu chuẩn khác như: Cty TNHH MTV Huy Long An - Bạc Liêu, Cty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam-Bạc Liêu, Cty CP Việt Úc - Bạc Liêu, Cty TNHH MTV Long Mạnh...

Anh Nguyễn Việt Khởi ở ấp Cây Dang, xã Long Điền, huyện Đông Hải có 10 bể nuôi tôm. Bình quân mỗi hồ nổi tròn rộng từ 250 - 500m2 vừa thu hoạch xong vụ tôm lãi vài tỷ đồng.

Theo anh Khởi, đầu tư mô hình nuôi tôm hồ nổi tròn khá tốn kém ban đầu, vì nuôi trong nhà đều sử dụng công nghệ cao. Nhưng bù lại giảm được nhiều chi phí khác như nhân công, điện, quản lý được nguồn nước, thuận lợi chăm sóc tôm. Năng suất luôn cao hơn từ 30-35% so với nuôi truyền thống trong ao đất.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong hồ nổi tròn có nhiều ưu điểm vượt trội, vì có khả năng ứng dụng công nghệ 4.0 vào quy trình quản lý nhằm hiện đại hóa nghề nuôi.

Anh Khởi cho biết thêm, vụ tôm rồi thu hoạch đạt năng suất 7,6 -7,8 tấn/1.000m2, nuôi trong 3 tháng tôm đạt từ 26-27 con/kg, giá bán 170.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí lãi khoảng 50%.

Bạc Liêu phát triển mạnh nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ nổi tròn. Ảnh: LHV.

Còn ông Tạ Đức Nghĩa từng có 20 năm kinh nghiệm nuôi tôm theo cách truyền thống cũng vừa chuyển sang nuôi theo hình thức siêu thâm canh. Ông Nghĩa đã đầu tư nuôi 7 ao, mỗi ao 2.500m2, tổng diện tích 4ha.

Theo ông Nghĩa, nuôi tôm trong bể tròn có rất nhiều cái hay như chống ô nhiễm, nhân viên không đi trên bờ nên không lây nhiễm bệnh giống như mô hình nuôi trong ao lót bạc. Đồng thời, ít lội dưới ao nên đáy ao rất tốt. Không những thế còn lợi điện, lợi nước và quản lý cũng dễ.

Đặc biệt nuôi siêu thâm canh giảm thiểu hiện tượng tôm chết sớm trong giai đoạn 25 - 30 ngày sau khi thả giống (bệnh hoại tử gan tụy cấp AHDNP). Bình quân có thể thả nuôi 3-4 vụ tôm/năm.

Mô hình này không sử dụng kháng sinh, hóa chất trong quá trình nuôi, ít tác động xấu đến môi trường, tạo môi trường ao nuôi an toàn cho tôm phát triển, hạn chế bệnh dịch. Mật độ thả nuôi cao (từ 150 – 300 con/m2), thời gian nuôi ngắn (2,5 - 3,5 tháng), hệ số chuyển đổi thức ăn thấp (0,85 - 1,1).

Nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ nổi tròn đều sử dụng máy móc tự động. Bình quân đầu tư nuôi trong hồ nổi tròn rộng 250m2 khoảng 120 triệu đồng. Cách nuôi này sử dụng hệ thống nước lắng lọc tuần hoàn không thảy nước ra môi trường bên ngoài tránh ô nhiễm môi trường.

Nuôi tôm công nghệ cao, hiệu quả kinh tế lớn. Ảnh: LHV.

Cty TNHH Sản xuất & Thương mại Trúc Anh đang nuôi tôm trên diện tích 17 ha, với 6 ao ương, 10 ao đất lót bạt nuôi ngoài trời, diện tích dao động 1.000 - 2.500m2 và 6 hồ tròn, diện tích 500 m2/hồ. Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ Biofloc được thiết kế ao nuôi liên hoàn, tái sử dụng nguồn nước thải nên môi trường ao nuôi ít ô nhiễm.

Công nghệ này hoạt động theo nguyên lý duy trì tỷ lệ cacbon: Nitơ hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn dị dưỡng phát triển sử dụng chất thải từ tôm, thức ăn dư thừa tạo thành sinh khối vi khuẩn (hạt Biofloc) làm thức ăn cho tôm, cặn bã sau siphon được tách chiết qua hệ thống lắng, lọc sử dụng làm Biogas phục vụ sinh hoạt.

Mật độ thả nuôi từ 150 – 300 con/m2, hệ số chuyển đổi thức ăn từ 0.85 - 1.1, thời gian nuôi 2,5 - 3,5 tháng, cỡ tôm thu hoạch dao động 40 - 60 con/kg, năng suất trung bình 100 - 120 tấn/ha mặt nước/năm 3 vụ. Chi phí 1 kg tôm dao động 80.000 - 85.000 đồng.

Bạc Liêu đang tập trung xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm, dự kiến đưa vào hoạt động ổn định năm 2020. Góp phần đưa kim ngạch XK thủy sản toàn tỉnh đến năm 2020 đạt 750 triệu USD và năm 2025 đạt 1 tỷ USD.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm