| Hotline: 0983.970.780

Thú y cơ sở như con bò què chân

[Bài 6] Thú y cơ sở, gộp vào rồi lại tách ra

Thứ Năm 14/04/2022 , 08:14 (GMT+7)

Sau khi sáp nhập thành Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và nảy sinh bất cập, UBND tỉnh Thái Nguyên đang giao Sở NN-PTNT xây dựng đề án khôi phục lại mạng lưới thú y.

Anh Luân Văn Trường, xã Tân Thành, huyện Phú Bình, Thái Nguyên bất lực khi phải chất xác gà thành đống để đốt. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Anh Luân Văn Trường, xã Tân Thành, huyện Phú Bình, Thái Nguyên bất lực khi phải chất xác gà thành đống để đốt. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Những Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện trống cơ chế

Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, từ ngày 01/04/2019, các huyện, thành, thị trong tỉnh Thái Nguyên đã thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp trên cơ sở sáp nhập Trạm Chăn nuôi - Thú y, Trồng trọt - Bảo vệ thực vật và Trạm Khuyến nông.

Việc sáp nhập này đã góp phần giảm đầu mối và chi phí hoạt động, tiết kiệm ngân sách trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động đã bộc lộ những khó khăn, hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện nhiệm vụ của ngành chăn nuôi, thú y.

Đặc biệt, công tác giám sát, phát hiện và báo cáo dịch bệnh bị chậm, việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh không kịp thời, thiếu nhân lực chuyên môn thú y để tham mưu, tổ chức phòng dịch.

Anh Nông Đình Quyền, thành viên tổ mạng lưới thú y xã Phú Cường, huyện Đại Từ cho biết, từ tháng 04/2019, cán bộ thú y cơ sở không còn được hưởng phụ cấp, trong khi công việc còn vất vả hơn do các loại dịch bệnh phức tạp xuất hiện dày đặc như: Dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục trên trâu, bò. Nếu tình trạng này kéo dài, những người phụ trách thú y cơ sở sẽ khó để gắn bó lâu dài với công việc.

Chị Trần Thị Hương Thảo, cán bộ thú y phường Lương Sơn, thành phố Sông Công cho biết, chị gắn bó với công tác thú y cơ sở hơn chục năm. Trước đây, phường có 01 Trưởng thú y và 3 thú y viên, nhưng từ đầu năm 2021 đến nay chỉ có một mình chị đảm nhận công việc này.

Trên địa bàn phường có khoảng 200.000 con gia cầm và 19.000 con lợn, trâu, bò nên công việc của thú y cơ sở rất nặng nề. Từ tham mưu các văn bản, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh đến tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách và chuyên môn nghiệp vụ về chăn nuôi. Bên cạnh đó là hướng dẫn thực hiện các quy định về phòng bệnh bắt buộc cho động vật và phối hợp thực hiện việc khử trùng, tiêu độc cho các cơ sở, hộ gia đình.

Thế nhưng, thu nhập của chị Thảo chỉ vỏn vẹn gần 2,2 triệu đồng/tháng. Theo chị Thảo, vì thiếu thú y viên nên việc triển khai tiêm phòng và khám bệnh chậm tiến độ hơn so với trước. Đặc thù thú y là ngành kỹ thuật chuyên sâu, nếu không có chuyên môn không ai làm thay được.

Giữa năm 2021, hiện tượng gia cầm chết rải rác tại các địa phương của huyện Phú Bình (Thái Nguyên). Tuy nhiên, lực lượng thú y đã không có đủ để nắm bắt, thống kê tình hình. Anh Luân Văn Trường, xóm Đồng Bầu, xã Tân Thành, huyện Phú Bình cho biết, cảm thấy bất lực khi vài ngàn con gà của gia đình anh lần lượt chết sạch trong gần 1 tháng. Cán bộ thú y cơ sở không thể đi hết từng hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khi bệnh lây lan cả vùng chăn nuôi trọng điểm.

Anh Nguyễn Văn Tám, xóm Non Tranh, xã Tân Thành cho biết, giữa năm 2021, gia đình anh vào đàn gà 3.500 con. Nuôi được một thời gian, gà đổ bệnh chết dần. Đúng vào thời điểm dịch bệnh trong xóm, ngoài làng nổ ra khắp nơi. Cán bộ thú y không thể kiểm soát được tình hình. Có gia đình bán chạy gà bệnh. Loay hoay chữa trị, cả đàn gà chết hết mà bản thân anh Tám không biết chúng chết vì bệnh gì khiến anh thua lỗ 300 triệu đồng, hiện chưa biết làm cách gì để có tiền trả nợ.

Sau sáp nhập, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố của tỉnh Thái Nguyên không có cơ chế, chính sách hoạt động cho 330 cán bộ mạng lưới thú y cơ sở. Một số địa phương khắc phục bằng cách phân bổ vị trí chức danh hoạt động không chuyên trách theo cơ chế tự phân bổ của chính quyền cơ sở nên việc bố trí vị trí thú y là không ổn định, có sự thay đổi hàng năm. Một số xã phường, thị trấn bố trí vị trí thú y theo chế độ kiêm nhiệm, không có chuyên môn dẫn đến không đáp ứng yêu cầu quản lý chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh.

Bà Lê Thị Quỳnh Hương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên cho biết, từ năm 1998 đến tháng 4/2019, hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tại Thái Nguyên được duy trì theo 3 cấp, gồm: Chi cục Thú y (từ ngày 12/4/2016 bổ sung nhiệm vụ chăn nuôi) trực thuộc Sở NN-PTNT; Trạm Thú y các huyện, thành, thị trực thuộc Chi cục và mạng lưới thú y viên cơ sở do Trạm Thú y cấp huyện quản lý, hướng dẫn về chuyên môn.

Từ ngày 01/04/2019, toàn tỉnh thực hiện sáp nhập các Trạm Chăn nuôi - Thú y, Trồng trọt - Bảo vệ thực vật và Trạm Khuyến nông cấp huyện thành Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp.

Các Trung tâm này không có cơ chế, chính sách đối với mạng lưới thú y cơ sở. Thậm chí, một số xã, phường, thị trấn đang bố trí vị trí thú y theo chế độ kiêm nhiệm, không có chuyên môn dẫn đến không đáp ứng yêu cầu quản lý chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh.

Do vậy, khi đến đợt tiêm phòng định kỳ cho đàn vật nuôi thường xảy ra tình trạng thiếu nhân lực, không đảm bảo tiến độ theo kế hoạch, làm giảm hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm bùng phát, lây lan dịch bệnh nguy hiểm đối với đàn vật nuôi trong thời gian vừa qua tại địa phương.

Củng cố mạng lưới thú y là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Củng cố mạng lưới thú y là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Kiện toàn, củng cố nâng cao năng lực hệ thống thú y là tất yếu

Ông Lê Đắc Vinh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên cho biết, Thái Nguyên là một trong những tỉnh có quy mô đàn vật nuôi lớn của cả nước. Tuy nhiên, phần lớn hoạt động chăn nuôi trên địa bàn vẫn còn nhỏ lẻ, quy mô nông hộ (chiếm 70%). Điều này dẫn đến nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh trên gia súc, gia cầm là khá cao.

Với mô hình sáp nhập mới, ngành Thú y chỉ còn 2 cấp là Trung ương và tỉnh, trong khi Luật Thú y quy định cần có 4 cấp, từ Trung ương đến cấp xã.

Thực tiễn hoạt động cho thấy việc sáp nhập hệ thống thú y của tỉnh đã phát sinh một số bất cập. Trước thực trạng trên, Chi cục đã đề xuất Sở NN-PTNT báo cáo UBND tỉnh Thái Nguyên xin chủ trương kiện toàn lại hệ thống thú y nhằm thực hiện có hiệu lực, hiệu quả các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

Theo đó, UBND tỉnh Thái Nguyên đã giao Sở NN-PTNT tham mưu xây dựng Đề án kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trên địa bàn tỉnh để trình HĐND.

Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ lực lượng nhân viên, cộng tác viên thú y cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được HĐND tỉnh này thông qua vào tháng 12/2021. Theo đó, mỗi xã phường sẽ có 01 nhân viên thú y, mỗi xã có không quá 3 cộng tác viên thú y, mỗi phường có không quá 02 cộng tác viên thú y. Cơ chế chính sách cụ thể cho hoạt động của mạng lưới thú y cơ sở cũng được ban hành.

Theo ông Vinh, Nghị quyết được thông qua là cơ sở để kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống quản lý chuyên ngành thú y toàn tỉnh, góp phần bảo đảm tổ chức thực hiện các hoạt động thú y có hiệu lực, hiệu quả, kiểm soát tốt dịch bệnh động vật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

134 xã, phường ở Thái Nguyên bố trí cán bộ không chuyên trách phụ trách thú y xã 

Theo Sở NN-PTNT Thái Nguyên, tính đến thời điểm tháng 6/2021, tỉnh Thái Nguyên có 134 xã, phường, thị trấn bố trí cán bộ không chuyên trách phụ trách thú y cấp xã. Trong đó, có khoảng 20 xã, phường, thị trấn bố trí theo chế độ kiêm nhiệm và không có trình độ chuyên môn phù hợp. Hệ thống mạng lưới thú y không còn đầy đủ với 44/178 xã, phường, thị trấn chưa bố trí được cán bộ phụ trách thú y và toàn tỉnh không có thú y viên cơ sở.

Đồng Văn Thưởng

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm