| Hotline: 0983.970.780

Gia súc nguy cơ 'đói' thức ăn sau mưa lụt

Thứ Sáu 08/04/2022 , 09:15 (GMT+7)

BÌNH ĐỊNH Với hơn 15.000 ha lúa đông xuân ở Bình Định bị đổ ngã do mưa lớn, nông dân mất lượng lớn nguồn rơm dự trữ cho chăn nuôi gia súc trong mùa mưa năm nay.

Đậu phộng cũng thiệt hại nặng

Theo ông Lê Hoài Lam, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bình Định, trong đợt mưa lớn và ngập lụt vừa qua, bên cạnh lúa đông xuân, cây đậu phộng (lạc), loại cây trồng chủ lực ở Bình Định chỉ đứng sau cây lúa cũng bị thiệt hại lớn.

Nhiều diện tích đậu phộng ở huyện Phù Cát (Bình Định) trên chân đất chuyển đổi do xuống giống muộn bị ngâm nước nhiều ngày đang úa lá, trái bị thối. Ảnh: V.Đ.T.

Nhiều diện tích đậu phộng ở huyện Phù Cát (Bình Định) trên chân đất chuyển đổi do xuống giống muộn bị ngâm nước nhiều ngày đang úa lá, trái bị thối. Ảnh: V.Đ.T.

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, vụ đông xuân 2021 - 2022, tỉnh này sản xuất được 8.258 ha đậu phộng, đạt 103,6% kế hoạch, tăng 354 ha so cùng kỳ. Huyện Phù Cát là địa phương trồng nhiều diện tích đậu phộng nhất tỉnh Bình Định với 3.945 ha, vượt 3,2% so với kế hoạch, tăng 281 ha so với cùng kỳ.

Trước đợt mưa lớn xảy ra, ngành chức năng huyện Phù Cát ước năng suất đậu phộng vụ đông xuân năm nay đạt 42 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so cùng kỳ. Thế nhưng sau đợt mưa, năng suất cây đậu phộng ở Bình Định cũng bị mất nghiêm trọng.

"Bị thiệt hại nhiều nhất là đậu phộng trên chân đất trũng chuyển đổi trong những năm trước, nhất là những diện tích chuyển đổi trên đất lúa trong vụ đông xuân này. Cuối tháng 12/2021, trên địa bàn Bình Định có mưa lớn gây ngập lũ.

Do trên đất lúa chuyển đổi nên nông dân phải đợi nước rút hết mới xuống giống được nên bị muộn, hiện những diện tích đậu phộng này đang trong giai đoạn trái non, bị ngập nước dài ngày nên trái bị thối. Những diện tích đậu phộng trên chân đất cao, xuống giống sớm thì ít bị thiệt hại hơn”, ông Lương Văn Khoa, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Phù Cát cho hay.

Người chăn nuôi bò ở Bình Định thường dự trữ rơm để đến mùa mưa cho bò ăn. Ảnh: V.Đ.T.

Người chăn nuôi bò ở Bình Định thường dự trữ rơm để đến mùa mưa cho bò ăn. Ảnh: V.Đ.T.

Mùa đông năm nay bò không có rơm ăn

Vụ đông xuân 2021 - 2022 Bình Định sản xuất được hơn 47.600 ha lúa, trong đó đợt mưa lớn kèm lốc xoáy vừa qua đã làm hơn 15.000 ha lúa chưa thu hoạch bị đổ ngã, ngâm trong nước dài ngày, ngoài gây mất năng suất, nông dân tỉnh này còn mất đứt lượng lớn rơm rạ phục vụ cho chăn nuôi bò.

Theo ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, những vụ đông xuân trước đây, thu hoạch lúa xong là rơm được phơi khô, nông dân chất thành đống để dự trữ cho trâu, bò trong mùa đông, một phần bán cho người làm nấm rơm và người trồng dưa hấu ở Tây Nguyên. Thế nhưng rơm trong vụ đông xuân này kể như không thu được gì, nguy cơ mùa đông năm nay, đàn trâu, bò ở Bình Định sẽ bị thiếu ăn.

Hơn 15.000 ha lúa bị đổ ngã, rơm rạ không thu được do ngâm nước lâu ngày. Ảnh: V.Đ.T.

Hơn 15.000 ha lúa bị đổ ngã, rơm rạ không thu được do ngâm nước lâu ngày. Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, tổng đàn trâu, bò của tỉnh này hiện có 320.000 con, trong đó có hơn 297.000 con bò. Trước đây, rơm là thức ăn chính của bò, thế nhưng từ khi người nuôi bò ở Bình Định chuyển sang nuôi bò lai, khẩu phần thức ăn của bò đã thay đổi, nhưng rơm vẫn là một phần thức ăn thô trong khẩu phần ăn của bò.

Theo tính toán của ông Trần Văn Hạnh, Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi Bình Định, một con bò trưởng thành thường có trọng lượng khoảng 300 kg, nếu là bò lai sẽ có trọng lượng 400 kg/con. Nếu nuôi thâm canh, khẩu phần thức ăn cho bò chiếm 10% trọng lượng bò. Như vậy, mỗi con bò mỗi ngày phải cần đến 30 - 40 kg thức ăn.

Hiện nay, người nuôi bò ở Bình Định không nuôi thâm canh 100% thức ăn xanh (cỏ), mà có sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, trong đó có rơm và kết hợp chăn thả, trong đó lượng cỏ chiếm 50% là 15 kg/con/ngày, còn lại là rơm. Vào mùa mưa, bò hầu như bị cắt khẩu phần thức ăn xanh là cỏ, mà cho ăn toàn rơm. Với tình trạng hơn 15.000 ha lúa đông xuân năm nay ở Bình Định bị ngã đổ, rơm bị mục nát hết, nguy cơ mùa mưa năm nay, đàn trâu, bò 320.000 con ở Bình Định đứng trước nguy cơ thiếu ăn vì không có lượng rơm dự trữ.

Mùa mưa năm nay, đàn trâu, bò 320.000 con ở Bình Định nguy cơ bị thiếu ăn vì rơm rạ trong vụ đông xuân bị mất số lượng lớn. Ảnh: V.Đ.T.

Mùa mưa năm nay, đàn trâu, bò 320.000 con ở Bình Định nguy cơ bị thiếu ăn vì rơm rạ trong vụ đông xuân bị mất số lượng lớn. Ảnh: V.Đ.T.

“Rơm tươi sau khi thu hoạch, phơi được ngoài nắng thì mới có mùi thơm, khi ấy mới làm thức ăn cho trâu, bò được. Còn khi rơm đã mục, sau đó nếu có phơi khô thì cũng đã bị hôi mốc, trâu, bò không thèm ăn. Trong khi chăn nuôi trâu, bò là một trong những nguồn thu nhập chính của nông dân Bình Định. Nếu mùa mưa năm nay không có lượng rơm dự trữ cho trâu, bò, ngành chăn nuôi đại gia súc ở Bình Định sẽ khốn đốn”, ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định lo lắng.

Xem thêm
Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất