| Hotline: 0983.970.780

Bám sát sản xuất vụ đông xuân dịp Tết

Thứ Tư 11/01/2023 , 11:21 (GMT+7)

Do ảnh hưởng của không khí lạnh kéo dài, thời gian qua các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên thời tiết có nhiều bất thuận, ảnh hưởng tới sản xuất vụ đông xuân...

Một số diện tích bị ngập úng do mưa kéo dài

Thực hiện chỉ đạo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về kiểm tra tình hình sản xuất trồng trọt vụ đông xuân 2022 - 2023 và dự báo về tình hình nguồn nước tưới phục vụ sản xuất trong mùa khô năm 2023, từ ngày 9/1 đến ngày 13/1, đoàn công tác Cục Trồng trọt do Phó Cục trưởng Lê Thanh Tùng dẫn đầu đã đi khảo sát thực tế tình hình sản xuất trồng trọt tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên để phân tích, đánh giá, đề xuất các giải pháp chỉ đạo sản xuất, nhất là giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Đoàn công tác Cục Trồng trọt làm việc Sở NN-PTNT Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Đoàn công tác của Cục Trồng trọt làm việc với Sở NN-PTNT Khánh Hòa. Ảnh: Kim Sơ.

Tại buổi vào việc với Cục Trồng trọt ngày 10/1, bà Lương Kim Ngân, Phó Chi cục Trồng trọt và BVTV Khánh Hòa cho biết, năm 2023, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng gần 93.000ha cây hàng năm. Đến nay, địa phương đã gieo trồng 18.717ha cây hàng năm, tăng 4,36% so với cùng kỳ.

Riêng lúa đông xuân hiện đã gieo sạ 18.000ha/20.115ha, đạt 89,49% kế hoạch, vượt 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Hiện lúa đang trong giai đoạn sinh trưởng từ mạ đến làm đòng.

Tuy nhiên theo bà Ngân, do ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh nên những ngày gần đây, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa nhỏ đến mưa vừa khiến 100ha lúa bị ảnh hưởng. Trong đó 70ha lúa đang giai đoạn trỗ ở huyện Vạn Ninh và 30ha lúa giai đoạn đẻ nhánh ở Thị xã Ninh Hòa bị ngập, song hiện nước đã rút (rau màu không bị ảnh hưởng gì). Hiện các loại cây trồng khác trên địa bàn tỉnh sinh trưởng, phát triển bình thường.

Nông dân Khánh Hòa tập trung chăm sóc lúa đông xuân. Ảnh: KS.

Nông dân Khánh Hòa tập trung chăm sóc lúa đông xuân. Ảnh: Kim Sơ.

Về tình hình nguồn nước, ông Lê Xuân Thái, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Khánh Hòa cho biết, đến nay, các hồ chứa trên địa bàn đã tích nước đạt 96% so với dung tích thiết kế. Do đó, nguồn nước này đảm bảo cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân và hè thu, cũng như đảm nước sinh hoạt trong mùa khô.

Sau khi nghe các ý kiến, đoàn công tác Cục Trồng trọt đề nghị ngành nông nghiệpKhánh Hòa lưu ý về cảnh báo thời tiết để đảm bảo diện tích gieo sạ còn lại được an toàn. Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt đề nghị Sở NN-PTNT Khánh Hòa tiếp tục tập trung chỉ đạo sản xuất, trong trường hợp bị thiệt hại do thiên tai cần sớm tổng hợp để hỗ trợ cho bà con, cũng như nghiên cứu phát triển cây trồng gắn với du lịch, sinh thái.

Kiến nghị hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất

Trước đó, đoàn công tác của Cục Trồng trọt đã làm việc với Sở NN-PTNT Ninh Thuận. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp tỉnh này, đến ngày 6/1, Ninh Thuận đã gieo trồng 20.703ha cây trồng vụ đông xuân, đạt 76,7% kế hoạch. Trong đó, 11.860ha/17.363ha lúa hiện trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh và hơn 8.842ha rau màu.

Do xảy ra mưa lớn

Do xảy ra mưa lớn thời gian qua nên một số diện tích lúa đông xuân ở Nam Trung bộ bị ảnh hưởng. Ảnh: Kim Sơ.

Đầu tháng 12/2022, do ảnh hưởng không khí lạnh nên trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to đã khiến hơn 515ha cây trồng bị thiệt hại. Trong đó, hơn 139ha lúa bị thiệt hại từ 30 - 70% và hơn 356ha gồm hành, tỏi, nha đam, măng tây và rau màu bị thiệt hại từ 30 - 70%.

Trước tình hình trên, Sở NN-PTNT Ninh Thuận kiến nghị Cục Trồng trọt sớm hỗ trợ giống cây trồng cho người dân để khôi phục sản xuất sau thiên tai, cũng như hỗ trợ thiệt hại cho người dân bị thiệt hại do lũ lụt theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Cùng với đó, tăng cường công tác tuyển chọn và giới thiệu các loại giống cây trồng phù hợp để thực hiện chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa kém hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu.

ôNG

Ông Lê Thanh Tùng (ngoài cùng bên trái) ghi nhận các kiến nghị, đề xuất các địa phương và cho biết sẽ sớm báo cáo Bộ NN-PTNT. Ảnh: Kim Sơ.

Đối với tỉnh Khánh Hòa, bà Lương Kim Ngân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh này đề xuất Cục Trồng trọt tham mưu Bộ NN-PTNT sớm ban hành kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc trong năm 2023. Từ đó để các địa phương có cơ sở ban hành kế hoạch nhằm hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện chuyển đổi.

Đối với các kiến nghị, đoàn công tác của Cục Trồng trọt đã ghi nhận, tổng hợp để báo cáo, đề xuất cho Bộ NN-PTNT trong thời gian sớm nhất.

Tại buổi làm việc với Sở NN-PTNT Khánh Hòa, ông Lê Thanh Tùng lưu ý tới đây, Khánh Hòa sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, khi đó nông nghiệp tỉnh sẽ chuyển sang nông nghiệp đô thị. Tuy nhiên, việc đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ phải đặt lên hàng đầu, vì vậy cần giữ diện tích canh tác 20.000ha lúa. Bên cạnh đó, với xu hướng phát triển nông nghiệp đặc trưng, nông nghiệp chủ lực, địa phương cần xây dựng kế hoạch thực hiện kết hợp với du lịch sinh thái, cũng như có kế hoạch định hướng sản xuất theo chuỗi ngành hàng. Đặc biệt, cần thực hiện số hóa trong lĩnh vực trồng trọt để thuận tiện trong việc quản lý và chỉ đạo sản xuất cũng như chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp...

Xem thêm
Nuôi heo Japfa là muốn nuôi tiếp

Tỷ lệ hao hụt thấp, tiêu tốn thức ăn thấp, vật nuôi tăng trưởng nhanh là những yếu tố giúp nhiều trang trại yên tâm khi chăn nuôi heo gia công cho Japfa.

Thu lợi kép nhờ chăn nuôi gà an toàn sinh học

VĨNH PHÚC Phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học đang giúp người dân trên địa bàn Vĩnh Phúc tiết kiệm được nhiều chi phí phòng trị bệnh, công lao động, gia tăng lợi nhuận…

Bước ngoặt công nghệ chế biến giống lúa của Vinaseed Quảng Nam

Với hệ thống máy móc, dây chuyền hiện đại, những sản phẩm của Vinaseed Quảng Nam đảm bảo đạt tiêu chuẩn tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.