Loài gấu túi tại Port Macquarie, bang New South Wales |
Đây là kết quả nghiên cứu vừa được Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Australia và Hội đồng bảo tồn thiên nhiên (NCC) công bố.
Nghiên cứu này sử dụng hình ảnh vệ tinh để đánh giá sự suy giảm môi trường sống thông qua việc khai hoang và tác động đối với các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Tác giả nghiên cứu, nhà sinh vật học bảo tồn Martin Taylor nhấn mạnh: "Chúng tôi thấy môi trường sống của gấu túi đang biến mất với một tốc độ đáng báo động. Nếu cứ tiếp tục như vậy, có thể là vào giữa thế kỉ, chúng ta không có thể không còn gấu túi trong thiên nhiên ở New South Wales nữa".
Loài gấu túi tại Port Macquarie, bang New South Wales, Australia |
Những thay đổi mới đây đối với luật khai hoang đã thúc đẩy nghiên cứu này, với bằng chứng cho thấy từ giai đoạn 2016-2017 đến 2017-2018, tỉ lệ đất bị khai hoang hoàn toàn hoặc một phần tăng gấp ba lần từ 2.854 ha lên 8.194 ha. Theo Tổ chức Bảo tồn Gấu túi của Australia, số lượng gấu túi đã suy giảm nghiêm trọng trong hơn hai thế kỷ qua, từ khoảng 10 triệu cá thể vào cuối thế kỷ 18 xuống chỉ còn dưới 43.000 cá thể ở thời điểm hiện tại. Riêng ở bang New South Wales, quần thể gấu túi đã suy giảm 26% trong 15 năm qua. Loài gấu đặc biệt này đã biến mất hoàn toàn ở nhiều vùng đất mà trước đây chúng từng sinh sống.
Tuy nhiên, chính quyền New South Wales bác bỏ nhận định của các nhà nghiên cứu bằng một tuyên bố cáo buộc WWF và NCC đang "chơi trò chính trị và phao tin đồn nhảm". Bang này cũng cho biết họ có dự án trị giá tới 32 triệu USD nhằm bảo vệ số lượng gấu túi trong thiên nhiên.