| Hotline: 0983.970.780

Bánh mỳ Việt Nam có phải là bánh kẹp ngon nhất thế giới?

Thứ Ba 14/10/2014 , 08:13 (GMT+7)

Bánh mỳ được cho là một sản phẩm của sự pha trộn hoàn hảo giữa văn hóa và ẩm thực./ Bánh mỳ và xe hơi/ Bánh mì Việt gây sốt tại Mỹ

Nhiều trang web về du lịch nổi tiếng thế giới từng liệt kê bánh mì kẹp thịt hay patê của Việt Nam là một trong những thức ăn đường phố ngon nhất thế giới. Trong bài viết mới đây trên trang Du lịch của tập đoàn truyền thông Anh BBC, cây bút David Farley cũng đã một lần nữa xác nhận điều đó.

"Chiếc taxi dừng lại trên Phố Huế sầm uất, và anh tài xế chỉ tay vào một cụm nhà bốn, năm tầng gì đó bên kia đường. Tôi (David Farley) ra khỏi xe, cố gắng tránh những chiếc xe máy và ôtô đi ngang qua và tìm cách sang đường.

Rồi tôi nhìn thấy nó: Bánh mỳ Phố Huế, cửa hàng Bánh mỳ giản dị được đặt tên theo tên con phố nó tọa lạc. Gần như tất cả những người tôi hỏi đều nói rằng ở đây bán Bánh mỳ ngon nhất Hà Nội, nhưng vấn đề là cửa hàng sẽ đóng cửa ngay khi hết nguyên liệu chế biến. Vậy nên khi tới nơi lúc 7 giờ tối một ngày thứ Bảy và cửa hàng vẫn còn mở, tôi thực sự vui mừng.

Bánh mỳ Phố Huế được kết hợp khá đa dạng giữa thịt lợn, patê và rau (như cà rốt, rau mùi, dưa chuột...) nhồi vào Bánh mỳ Pháp giòn và mềm mại. Sự khác biệt giữa các vùng miền ở Việt Nam cũng khiến phần nhân bánh được bổ sung thêm nhiều thứ như thịt muối, xúc xích hay các loại rau khác.

Bánh mỳ được cho là một sản phẩm của sự pha trộn hoàn hảo giữa văn hóa và ẩm thực. Không một xe bán thức ăn, hình ảnh trên Instagram hay dòng tweet nào đã khai sinh ra nó. Món bánh kẹp này ra đời cùng với chủ nghĩa thuộc địa, cụ thể là sự thành lập của vùng Đông Dương thuộc Pháp năm 1887, khi người Pháp chiếm đóng ở đây chỉ đơn giản là phết bơ và patê vào Bánh mỳ baguette.

Sau đó, khi người Việt Nam buộc người Pháp phải rút khỏi đất nước họ vào năm 1954, họ đã đưa ra biến thể riêng của món bánh kẹp này, thêm vào đó thịt lợn, rau thơm và dưa, tạo ra Bánh mỳ như chúng ta biết.

Thế giới đã không biết gì về sự tồn tại của loại bánh kẹp tuyệt vời này cho đến khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975. Nhiều người ở miền Nam Việt Nam di cư đến Mỹ, châu Âu và Australia đã mang theo những công thức nấu ăn của mình, bao gồm cả cách làm Bánh mỳ. Vì thế, Bánh mỳ ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam sẽ mang phong cách ẩm thực miền Nam: chiếc bánh to hơn, nhiều rau củ, rau thơm và ớt hơn.

Điều kỳ lạ là tôi cảm thấy thích những chiếc Bánh mỳ ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam hơn. Vài năm trước, tôi đã thử ăn một chiếc Bánh mỳ ở Thành phố Hồ Chí Minh và thấy nó rất nhạt nhẽo và cực kỳ ít nhân: chỉ có một vài lát thịt, một lớp pate mỏng dính, lưa thưa vài cọng rau mùi và cà rốt.

Tôi phát chán chỉ sau một miếng bánh mỳ ở New York, thậm chí ở bánh mỳ Minneapolis còn ngon hơn (!). Nhưng có thật là như vậy không?

Đến Việt Nam lần này, tôi quyết tìm ra câu trả lời. Liệu Bánh mỳ có phải món bánh kẹp ngon nhất thế giới không?


Bánh mỳ Phố Huế. (Ảnh: David Farley)

Ở hàng Bánh mỳ Phố Huế, Geofrey Deetz, một đầu bếp và chuyên gia ẩm thực Việt Nam đã sống ở đây gần 15 năm đang dồn dập đặt câu hỏi về các loại nguyên liệu với những người bán bánh ở đây. Trong khi đó, người ta vừa mới mang ra cho tôi một chiếc Bánh mỳ, bên ngoài bọc bằng một tờ giấy và một cái chun.

Tôi nhìn vào phần nhân bên trong: thịt lợn đặc sản, thịt xá xíu, ruốc, pate mềm mượt có mùi ngũ vị hương, bơ và một lớp sốt thịt cay. Điều thú vị là không có cọng rau nào thò ra ngoài như Bánh mỳ ở miền Nam hay ở ngoài đất nước. Deetz bảo tôi: "Bánh mỳ ở Hà Nội có tính một chiều nhiều hơn những nơi khác. Nếu anh cho ai đó ở đây ăn loại bánh đầy ắp nhân và rau thơm như anh từng ăn, họ sẽ nhổ ra hết đấy."

Thật vui là tôi đã không nhổ ra. Chiếc Bánh mỳ này thực sự khác biệt hoàn toàn. Độ giòn của bánh được kết hợp với vị ngon của thịt và gia vị, giống như một chiếc bánh kẹp thịt vậy. Tôi thấy rất ngon.

"Người Hà Nội không thích những món ăn quá phức tạp", Deetz nói thêm. "Nhưng tất cả mọi thứ ở đây đều có ý nghĩa: ruốc thịt hút bớt sốt, pate tạo thêm độ ẩm, nhưng quan trọng là cái bánh được nướng nhẹ, khiến nó không bị phần nhân làm cho mềm và sũng nước."

Khi ở Việt Nam, tôi cũng đã thử qua Bánh mỳ ở Hội An, thành phố di sản ở bờ biển miền Trung được UNESCO công nhận. Ở một nơi đất đai màu mỡ với các loại rau thơm nổi tiếng, không lấy làm ngạc nhiên là Bánh mỳ ở đây được cho rất nhiều loại rau.

Cũng như ở Hà Nội, tôi hỏi mọi người chỗ nào bán Bánh mỳ ngon nhất. Họ chỉ cho tôi đến Bánh mỳ Phương, một cửa hàng ở trung tâm thành phố. Tôi gọi loại cổ điển, gồm có Bánh mỳ, thịt lợn và patê. Nhưng phần nhân còn có cả dưa chuột thái lát dài, rau mùi tươi, cà rốt ngâm và vài lát cà chua chín mọng, cùng với một lớp tương ớt và hai loại sốt thịt khác nhau, một loại từ thịt luộc, một loại từ thịt hun khói.

Nhân Bánh mỳ ngon, nhưng phần vỏ ngoài cũng rất quan trọng. Một chiếc Bánh mỳ cứng và dễ vụn sẽ làm hỏng tất cả. Ở cửa hàng Bánh mỳ Phương, những chiếc bánh được nướng ở ngay căn nhà bên cạnh, lúc nào cũng rất mềm mà vẫn duy trì được độ giòn của lớp vỏ ngoài. Cùng với thịt lợn ngon lành, hai loại sốt thịt cùng những bất ngờ nho nhỏ như mấy lát cà chua hay đu đủ dầm giấm, tôi đã có một chiếc Bánh mỳ thật ngon.

Tổng cộng, tôi đã ăn 15 chiếc Bánh mỳ trong vòng hai tuần ở Việt Nam. Thật may là tôi đã được ăn những cái bánh kẹp ngon nhất trong đời. Lần trải nghiệm ở Sài Gòn vài năm trước chỉ là một sự cố không đáng có.

Nhưng Bánh mỳ có thực sự là loại bánh kẹp ngon nhất thế giới không?

Những loại thịt lợn và rau thơm tươi ngon nhồi trong một chiếc Bánh mỳ giòn tan, đối với tôi mà nói, chính là chiếc bánh kẹp kỳ diệu nhất.


Một quầy bánh mì ở chợ nổi trên sông. (Nguồn: Jupiter Images/Getty)
 

Một góc phố Hà Nội. (Nguồn: Hoang Dinh Nam/Getty)
 

Một góc phố cổ Hội An. (Nguồn: Hoang Dinh Nam/Getty)

 

Vietnam+

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm