| Hotline: 0983.970.780

Bánh tráng trộn, món ăn đường phố tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất VSATTP

Thứ Sáu 23/11/2018 , 10:10 (GMT+7)

Bánh tráng trộn là món ăn vặt hè phố với những nguyên liệu gần gũi được pha trộn với nhau, không chỉ bắt mắt mà còn lạ miệng, dễ đánh lừa vị giác, nên rất được các bạn trẻ ưu ái, lựa chọn. Tuy nhiên...

Tuy nhiên, đây là một trong những món ăn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm ký sinh trùng do nguồn nguyên liệu không đảm bảo, nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao.
 

“Sản xuất” đặc sản trên vỉa hè

Nguyên liệu chính của bánh tráng trộn là bánh tráng khô cắt sợi, các món đi kèm là trứng cút luộc, khô bò, khô mực. Gia vị gồm có nước mắm me, rau răm, ớt bột, đậu phộng (lạc), bò, xoài xanh… Tuy nhiên, hầu hết các hàng bán bánh tráng trộn đều sử dụng các nguyên liệu giá rẻ và không có nguồn gốc rõ ràng. Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, mà còn lây nhiễm nhiều loại giun, sán…Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể bị nhiễm độc từ những chiếc túi nilon tái chế được sử dụng để đựng món ăn này.

19-24-13_nh_1
Nguyên liệu chính làm món bánh tráng trộn

Không cần cửa tiệm, không bàn ghế, vì người món này không phải ngồi ăn tại chỗ, mà mua mang đi. Thế nên, người bán mặt hàng này chỉ có đôi quang gánh. Bất cứ đâu cũng có thể ngồi xuống trộn bánh tráng cho khách.

Tấp vào một gánh bánh tráng trộn bên chợ Bà Chiểu, đường Phan Đăng Lưu, Q.Bình Thạnh, tôi thấy người phụ nữ kê đôi dép ngồi bệt trên vỉa hè, mẹt hàng bày trên chiếc thúng nằm lọt thỏm giữa đôi chân giang rộng, bàn tay trần chị thoăn thoắt trộn bánh tráng trong chiếc bọc nilon. Khách là 2 cô gái khá trẻ, đang ngồi trên xe đợi. Đổ mấy thứ nước có màu đục đục, vàng vàng, thêm chút tép rang, ớt bột đỏ ruộm và mấy thứ nữa vào rồi cầm đôi đũa, loại dùng 1 lần đảo liên tục. Bịch bánh tráng ban đầu màu xám, cùng các phụ gia khác đủ màu, sau vài phút chuyển sang cùng một màu đỏ. Khi người bán chưa làm xong 2 bịch bánh tráng cho 2 cô gái, thì đã thêm một nhóm 6-7 cô học trò xúm lại. Chừng 15 phút sau, đã có vài cô bé nhận được túi bánh tráng trộn, bắt đầu ngồi thưởng thức.

“Cháu mua nhiều thế? Ăn về có bị đau bụng không?”. Tôi hỏi 1 cô bé đang ngồi bệt dưới đất ăn ngon lành, bên cạnh là một túm 3-4 bịch nữa. Cô bé cười: “Cháu mua về nhà, ăn từ giờ đến tói luôn. Có 10 ngàn 1 bịch. Ngon lắm. Cháu ăn hoài, chẳng thấy bị gì cả. Ở đây nhiều người bán lắm”. Tôi nhìn theo tay cô bé chỉ, thấy trên một đoạn vỉa hè ngắn, có mấy mẹt bánh tráng trộn, mẹt nào cũng có vài người đang xếp hàng mua.

19-24-13_nh_2
19-24-13_nh_3
Món bánh tráng trộn hấp dẫn là nhờ hơn chục loại phụ gia, gia vị này

Đến một gánh bánh tráng khác cách đó không xa, tôi hỏi mua một bịch. Người phụ nữ hỏi: “Chú mua bịch 10 nhàng hay 15, 20 ngàn?”, tôi hỏi lại: “Sao nhiều giá vậy?”, chị đáp nhát gừng: “10 ngàn rẻ nhất, ít đồ. 15 nhiều hơn, 20 ngàn là đặc biệt”. Sau khi nghe tôi bảo mua bịch 10 ngàn, chị lẳng lặng lôi dưới thúng lên một bịch bóng đen sì, sau đó gắp 1 gắp xoài xanh xắt nhuyễn bỏ vào bịch. Vẫn những động tác thuần thục, chị lần lượt cho vào túi bóng cả chục thứ. Hỏi thứ bột đỏ đựng trong hộp nhựa mà chị vừa xúc vào bịch, chị cho biết đó là bột tôm, còn mấy miếng khô có màu đen là khô bò, có cả trứng cút chiên bột...sau cùng, chị rưới chút nước sốt me và hành phi rồi đưa cho tôi. Chị chìa bàn tay còn dính đủ thứ đồ ăn ra cầm tiền của khách.
 

Rất bẩn

Cầm bịch bành tráng trộn, tôi tìm gặp bác sĩ Lê Vinh, Viện vệ sinh y tế công cộng TP.HCM, ông chia sẻ: Món bánh táng trộn sử dụng nhiều loại gia vị, phụ gia, nhờ vậy mà đánh lừa cảm giác, dễ ăn, ngon miệng. Thực chất, cũng giống như các loại đồ ăn bán rong ngoài đưởng, không đảm bảo an toàn VSTP. Trái lại, món bánh tráng trộn còn bẩn hơn nhiều loại thức ăn khác rất nhiều. nhờ sử dụng nhiều loại gia vị mạnh trộn chung như ớt, me chua, khiến ngay cả bánh tráng mốc người ăn cũng không nhận ra. Việc người bán sử dụng nguyên liệu kém chất lượng có khi họ cũng khôn biết, vì có trình độ đâu mà biết. Hoặc nếu biết, họ cũng vì lợi nhuận mà nhắm mắt lam ngơ. Chưa kể, việc bày bán ở vỉa hè, góc chợ mất vệ sinh khi không được che đậy cẩn thận và khâu chế biến, nhào trộn không đảm bảo ATVSTP có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe.

Với giá bèo như thế, đương nhiên các loại phụ gia làm món bánh tráng trộn này không thể đảm bảo chất lượng được. Người ta mua khô mực, khô bò kém chất lượng với giá rất rẻ, được xé sẵn, đóng sẵn vào túi nilon hay thùng giấy rất gọn nhẹ. Chưa kể món khô mực trong bánh tráng trộn còn có thể được làm giả từ bã sắn, bột dẻo. Hoặc khô bò cũng có thể làm giả từ lõi sắn có tẩm gia vị và phẩm màu khiến mắt thường thậm chí ăn vào vẫn không thể phát hiện được. Hơn nữa số lượng thịt bò ôi thiu, tái chế từ nguồn thịt bẩn, không xuất xứ, nguồn gốc cũng không ngoại lệ. Do đó, mới có những giá thành “hạt dẻ” cho món bánh tráng trộn có những nguyên liệu ngon miệng đến vậy.

19-24-13_nh_4
19-24-13_nh_5
Chế biến bánh tráng bằng tay trần

Các loại sốt me, sa tế sẽ tạo nên độ ngon, vị hấp dẫn cho món bánh tráng trộn. Tuy nhiên, hầu hết những chủ hàng để tiết kiệm chi phí đều tự tay làm những loại sốt này bằng cách tái chế dầu ăn thải không rõ nguồn gốc trộn chung với ớt khô xay, cho vào lọ sẽ thành món sa tế thơm cay nức mũi. Món sốt me cũng ra đời theo cách tương tự. Chúng được đựng trong các chai lọ thuỷ tinh không nhãn mác, nhiều chõ còn chứa các loại gia vị trong lọ nhựa kém chát lượng.

Vật liệu sử dụng có thể là chậu nhựa, xông nồi, túi nilon…người bán có thể sử dụng găng tay chế biến thực phẩm nhiều lần, thậm chí là để tay không nhào trộn vào món bánh tráng trộn này để tạo ra món ngon ngũ vị. Bên cạnh đó là rau răm, xoài xanh, trứng cút, không biết đã được sơ chế từ bao giờ và nguồn gốc ra sao cũng không thể đảm bảo. Và quá trình bảo quản có bị ruồi muỗi, chuột hay gián “chấm miệng” hay không cũng chỉ có chủ “quán” mới biết được. Cần hạn chế những món ăn vỉa hè và nên ăn ở những quán ăn có uy tín, chất lượng. Đây cũng là món ăn dễ làm do đó, bạn có thể tự tay chế biến tại nhà để đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe của bạn.

Một thứ vô cùng độc hại nữa là bọc ni lông đựng món bánh tráng trộn. Loại bọc ni lon rẻ tiền được làm từ nhựa tái chế, tuyệt đối không sử dụng đựng thực phẩm. Nhất là khi chứa thực phẩm có các chất kích thích như ớt, hoặc a xít trong gia vị chua như chanh, me, tắc (quất)…càng độc hại hơn. Loại túi nilon này được làm từ nhựa PVC (pholy vinyl clorua) cùng với các chất phụ gia giúp nó mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Chưa kể đến các phẩm màu, kim loại nặng…ở những túi nilon này có thể nhiễm sang thực phẩm trong quá trình sử dụng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Hạn hán ở Gia Lai gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng

Bên cạnh 380ha cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, tỉnh Gia Lai còn ghi nhận hàng trăm ha cây trồng khác đang thiếu nước và chưa thể thống kê đủ mức độ thiệt hại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm