| Hotline: 0983.970.780

Bạo hành học đường, vì sao ngày càng trầm trọng?

Thứ Ba 17/04/2018 , 10:10 (GMT+7)

Thời gian qua liên tiếp xảy ra các vụ “bạo hành” học đường. Vì đâu mà một nghề được trọng dụng, cái nôi ươm mầm nên những thế hệ tương lai lại xảy ra những vụ việc đau lòng ấy? PV NNVN đã trao đổi với TS Tâm lý học Nguyễn Thị Minh (Học viện Hành chính Quốc gia) về vấn đề này.

Nặng kỷ luật và 'chạy theo chữa bệnh'

Thưa TS, bà có cảm nhận gì về những vụ bạo hành trong môi trường học đường ở rất nhiều nơi, thời gian vừa qua?

Những vụ bạo hành thường có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Yếu tố chủ quan, rõ ràng là giá trị nghề giáo đnag có phần sa sút. Với việc đẩy mạnh giá trị về nhân quyền, quyền của trẻ em dẫn đến nhiều người nhận thức sai, bênh trẻ quá mức, sự kính trọng thầy cô suy giảm.

18-15-28_tien_si_tm_ly_nguyen_thi_minh_-_ging_vien_hoc_vien_hnh_chinh_quoc_gi_tphcm3
TS Tâm lý học Nguyễn Thị Minh

Một bộ phận học sinh nhận thức chưa đầy đủ về những hành vi, việc làm của mình, chưa điều khiển được bản thân, ý chí kém, rèn luyện kém, có em thì bị xúi giục bởi các nhân tố bên ngoài nên có những hành động làm tổn thương thầy cô giáo.

Về khách quan, một bộ phận thầy cô giáo chưa thực sự yêu nghề, chưa nỗ lực làm việc, chưa nhiệt huyết về nghề nghiệp nên chưa là tấm gương tốt để học sinh noi theo. Nhiều thầy cô giáo không gương mẫu, làm mất đi niềm tin từ phía học sinh và phụ huynh.

Hơn nữa, nghề giáo hiện nay không được xem trọng, từ việc tuyển dụng, đãi ngộ chưa được quan tâm đúng mức. Lương thưởng thấp, thầy cô vẫn phải vật lộn với cơm áo gạo tiền, chưa nói các thủ tục giấy tờ nhiều quá, chiếm thời gian của giáo viên mà không đem lại hiệu quả.
 

Hổng kiến thức giải quyết xung đột

Là chuyên gia tâm lý, cũng là một giảng viên trên bục giảng, theo bà đâu là nguyên nhân khiến "xung đột" giữa học sinh và giáo viên ngày càng tăng?

Đó là do chúng ta thiếu hệ thống kiến thức chung liên quan đến giao tiếp, quản lý cảm xúc, nhận thức vấn đề, xử lý xung đột. Vì những xích mích nhỏ không giải tỏa sẽ bùng thành lớn, hay giải quyết chưa đúng cách thường dẫn đến những hệ quả không tốt.

Trong giải quyết xung đột có 5 giải pháp, là hợp tác, cạnh tranh, thỏa hiệp, lảng tránh và nhượng bộ. Trong 5 cách, không phải cứ “một sự nhịn chín sự lành”. Thầy cô cứ nhịn mãi thì sẽ có lúc "bùng nổ", và học sinh cũng vậy.

Chọn giải pháp nào tùy vấn đề, tùy trường hợp cụ thể nên cả học sinh và thầy cô phải biết kiềm chế bản thân, làm đúng vai trò trách nhiệm trong môi trường giáo dục.

Còn đối với phụ huynh thì sao, thưa bà?

Một vài phụ huynh sai không đánh đồng cho tất cả. Đó chỉ là cá biệt, họ thiếu hiểu biết về chuẩn mực pháp luật. Luật viên chức, luật giáo viên quy định rất rõ là không được xúc phạm, làm nhục giáo viên. Họ thiếu kiềm chế bản thân, coi thường giá trị, vai trò vị trí của một công dân.

Và điều quan trọng là, dư luận và các cơ quan có thẩm quyền xử lý chưa nghiêm, chưa răn đe, chưa cảm hóa được những phụ huynh đó.
 

Phải thay đổi toàn diện

Chúng ta phải nhìn nhận vấn đề này theo những khía cạnh nào? Và giải pháp ra sao?

Vấn đề quan trọng đầu tiên là giáo dục gia đình hiện nay còn yếu. Những năm đầu đời của một đứa trẻ, người mẹ vừa là thầy, vừa là cô, vừa là trường đại học đầu tiên của trẻ. Bố mẹ thiếu kiến thức, kỹ năng sắp xếp để nuôi dạy con, một số bà mẹ sẵn sàng ngồi lướt facebook mấy tiếng, trong khi đó dạy con 15 phút thì chịu không nổi.

Thứ hai, là yếu tố giáo dục ở nhà trường. Thầy cô chuyên môn chưa giỏi, kỹ năng giáo dục học sinh chưa tốt, giáo viên không đủ thời gian để tiếp cận hỗ trợ học sinh. Công tác hỗ trợ, động viên giám sát kiểm tra giáo viên còn rườm rà, nhiều thủ tục. Học nặng về lý thuyết, chưa chú trọng đào tạo toàn diện, chỉ dạy kiến thức, chưa dạy nhiều thể lực, thẩm mỹ...

Còn về giải pháp, theo tôi, Bộ GD- ĐT phải có chính sách tuyển dụng giáo viên chặt chẽ, tuyển người đủ đức và tài, một cách khách quan công bằng. Chúng ta hơi trọng bằng cấp, nhiều khi giáo viên thiếu kỹ năng giao tiếp nhưng lại bắt đi học một số chứng chỉ khác.

Đối với chương trình học, nên tăng tiết thực hành, hạn chế học lý thuyết. Đặc biệt, cần có sự đối thoại, giám sát thường xuyên giữa các lực lượng xã hội với lực lượng giáo dục, giữa học sinh với thầy cô, giữa thầy cô với phụ huynh… Phải có kênh thông tin để học sinh, giáo viên được bộc lộ bản thân, nói lên tâm tư nguyện vọng riêng.

Bác Hồ đã từng nói: “Giáo dục sẽ thành công khi thầy ra thầy, trò ra trò, trường ra trường, lớp ra lớp”. Chúng ta cứ làm đúng như vậy thì tôi tin nền giáo dục của ta sẽ hiệu quả, học sinh và giáo viên sẽ được sống trong một môi trường giáo dục “hạnh phúc”.

Xin cảm ơn TS!

"Hiện những trợ giúp giáo viên, học sinh quá yếu. Hội đồng sư phạm, trợ giúp học đường nghiêng về kỷ luật, chữa bệnh nhiều hơn là phòng bệnh. Như giáo viên thực tập ở Nghệ An bị phụ huynh đánh khi mang bầu, thì với các giáo viên trẻ chưa nhiều kỹ năng, ai sẽ hỗ trợ họ?

Hay em Phạm Song Toàn ở Long An dũng cảm nói lên sự thật về cô giáo “quyền lực” của mình, thì ai là người bảo vệ quyền lợi cho em? Điều đó chứng tỏ hội đồng sư phạm của trường chưa làm đúng vai trò, trách nhiệm của mình", TS Nguyễn Thị Minh.

 

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Hạn hán ở Gia Lai gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng

Bên cạnh 380ha cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, tỉnh Gia Lai còn ghi nhận hàng trăm ha cây trồng khác đang thiếu nước và chưa thể thống kê đủ mức độ thiệt hại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm