| Hotline: 0983.970.780

Bảo hiểm xã hội Hà Nội hỗ trợ cho gần 1,5 triệu lao động

Thứ Sáu 30/07/2021 , 16:53 (GMT+7)

Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội đã hỗ trợ giảm mức đóng Bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp cho 1.436.699 lao động trên địa bàn với số tiền hơn 48,6 tỷ đồng.

Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội đã tiến hành xác nhận danh sách hàng nghìn lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 để tiếp tục thực hiện các bước hỗ trợ theo quyết định của Thành phố.

Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội đã tiến hành xác nhận danh sách hàng nghìn lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 để tiếp tục thực hiện các bước hỗ trợ theo quyết định của Thành phố.

Theo Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội, thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội, trong tháng 7 (tính đến ngày 21/7), Bảo hiểm xã hội Thành phố đã hỗ trợ giảm mức đóng Bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp cho 1.436.699 lao động trên địa bàn với số tiền hơn 48,6 tỷ đồng.

Đồng thời, Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội cũng đã ban hành Quyết định dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với một đơn vị với 6 lao động, số tiền tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất là 38.280.000 đồng.

Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội đã tiến hành xác nhận danh sách hàng nghìn lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 để tiếp tục thực hiện các bước hỗ trợ theo quyết định của Thành phố.

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội đã yêu cầu văn phòng và Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã tổ chức phân luồng, tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính đối với việc xác nhận theo Nghị quyết 68 bảo đảm nhanh chóng, thuận tiện, đồng thời phải tư vấn hướng dẫn, giải đáp thắc mắc kịp thời cho người lao động và người sử dụng lao động theo.

Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội cũng đã ban hành quyết định thành lập tổ chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 68.

Theo Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, năm 2020, Hà Nội đã triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội cho nhiều nhóm đối tượng. Các chính sách hỗ trợ trong năm 2020 được thực hiện theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và Nghị quyết số 154/NQ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 12/5/2020 của UBND TP. Hà Nội cùng nội dung này.

Với sự quyết tâm cao, từ cuối tháng 4/2020 - 5/2021, Hà Nội đã hỗ trợ cho tổng số 515.515 người, với số tiền hơn 608 tỷ đồng. Trong đó, nhóm đối tượng là người lao động và hộ kinh doanh có 130.107 người được hỗ trợ với số tiền gần 131,6 tỷ đồng. Nhóm người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ một tháng trở lên có 1.303 người được hỗ trợ với số tiền hơn 2,6 tỷ đồng.

Nhóm người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm (lao động tự do) có 125.313 người được hỗ trợ với số tiền hơn 125 tỷ đồng... Thông qua việc triển khai chính sách, các cơ quan chức năng, trong đó Sở LĐ-TB&XH với vai trò chủ trì thực hiện, đã rút ra bài học sâu sắc, đó là phải rõ tiêu chí, rõ đối tượng, nguồn lực hỗ trợ mới đến đúng người cần trợ giúp.

Ngành LĐTB&XH cùng ngành thuế Hà Nội sẽ rà soát, sàng lọc, bảo đảm mỗi người chỉ nhận được một chính sách hỗ trợ mức cao nhất.

Ngành LĐTB&XH cùng ngành thuế Hà Nội sẽ rà soát, sàng lọc, bảo đảm mỗi người chỉ nhận được một chính sách hỗ trợ mức cao nhất.

Từ kết quả đạt được, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội tiến hành xây dựng dự thảo về đối tượng, điều kiện, nguyên tắc được hỗ trợ và được chi trả đối với lao động tự do để đảm báo đúng quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP và tình hình thực tế của Hà Nội.

Trong đó, đối với các hộ kinh doanh cá thể bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19, trước khi có Nghị quyết số 68/NQ-CP, Hà Nội đã thống nhất chủ trương hỗ trợ cho đối tượng này, do Cục Thuế TP. Hà Nội chủ trì thực hiện. Để tránh trường hợp chồng chéo, trùng lặp, ngành LĐTB&XH cùng ngành thuế sẽ rà soát, sàng lọc, bảo đảm mỗi người chỉ nhận được một chính sách hỗ trợ mức cao nhất.

Đối với nhóm lao động tự do, theo Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, đối tượng ưu tiên đề xuất hỗ trợ là người lao động làm công việc tự do, bị ảnh hưởng về việc làm tại những địa bàn phải cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19 theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.

Cùng với đó, những người làm các công việc không có giao kết hợp đồng lao động tại những địa điểm, lĩnh vực có thời gian dài phải tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND thành phố và các địa phương (bán nước vỉa hè, cắt tóc, gội đầu, spa…). Người được hỗ trợ phải có hoàn cảnh khó khăn, không phải tất cả lao động tự do đều được hỗ trợ.

Theo đó, có thể cùng là lao động tự do, nhưng người lao động ở địa bàn này sẽ nhận được mức hỗ trợ cao hơn địa bàn khác; địa phương này có nhiều lao động được hỗ trợ hơn các địa phương khác. Trên cơ sở này, các sở, ngành, địa phương sẽ triển khai chi hỗ trợ cho các trường hợp đủ điều kiện; ước tính, Hà Nội có hàng trăm nghìn người đủ điều kiện nhận hỗ trợ với kinh phí hàng trăm tỷ đồng.

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Bức tranh 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' nhiều kỷ lục đến với người dân Thủ đô

Đây là bức tranh toàn cảnh đầu tiên tại Việt Nam, có quy mô lớn nhất Đông Nam Á với 4 trường đoạn tái hiện lịch sử hào hùng, bi tráng của dân tộc.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.