| Hotline: 0983.970.780

Bão số 3 có thể ảnh hưởng từ Thái Bình đến Hà Tĩnh

Thứ Hai 23/08/2010 , 15:38 (GMT+7)

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương, bão số 3, tên quốc tế là Mindulle, là cơn bão gần bờ, diễn biến hết sức phức tạp.

* Đề phòng ngập lụt, sạt lở

Trưa hôm nay (23/8), Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão (PCLB) Trung ương để bàn biện pháp đối phó với cơn bão số 3 được hình thành từ áp thấp nhiệt đới gần bờ.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương, bão số 3, tên quốc tế là Mindulle, là cơn bão gần bờ, diễn biến phức tạp. Chiều mai (24/8), bão số 3 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển nước ta với sức gió gần tâm bão mạngh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12, có khả năng đổ bộ vào ven biển các tỉnh từ Thái Bình đến Hà Tĩnh. Trước, trong và sau bão có mưa to đến rất to, kết hợp với mưa những ngày qua nên các địa phương từ Ninh Bình đến Hà Tĩnh có thể có lốc xoáy, lũ lớn, lũ quét kèm theo sạt lở đất. Dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cũng cho biết, mưa trên diện rộng đã bắt đầu từ hôm nay (23/8) đến hết ngày 26, 27/8. Trong 5 ngày qua, hầu hết các tỉnh trong khu vực Bắc, Trung bộ đều có mưa với lưu lượng từ 120-200mm.

Bản đồ đường đi của cơn bão số 3

Từ đánh giá và theo dõi sát sao cơn bão này của cơ quan chuyên môn, công tác PCLB và tìm kiếm cứu nạn được triển khai ráo riết. Theo Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, đã kiểm đếm, kêu gọi, hướng dẫn được 58.177 tàu, thuyền với 246.311 người tránh bão. Còn 20 tàu thuyền với 281 người đang hoạt động trong vùng nguy hiểm (quần đảo Hoàng Sa), trong đó 10 tàu với 137 lao động chưa liên lạc được.

Một điểm đáng chú ý khác là diện tích lúa hè thu ở các tỉnh khu 4, Trung bộ mới đang trong quá trình bắt đầu thu hoạch. Lúa trà mùa sớm ở Đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc đang trong giai đoạn làm đòng, chuẩn bị trỗ.

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu công tác phòng chống phải hết sức khẩn trương, chỉ đạo đúng tầm, tránh chủ quan. Các địa phương sẵn sàng các phương án sơ tán dân, đặc biệt ở trên lồng bè, vùng nguy hiểm, nguy cơ sạt lở đất, đặc biệt ở vùng núi phía Bắc. Ban chỉ đạo PCLB Trung ương và các địa phương liên tục cập nhật diễn biến cơn bão, tổ chức Đoàn chỉ đạo tới các điểm nóng, kiểm tra các hồ đập, các phương án chuẩn bị “4 tại chỗ”, dự trù thuốc men, thực phẩm chuẩn bị cho các tình huống, khu vực bị chia cắt kéo dài. Các phương tiện thông tin đại chúng tăng thời lượng và tần suất thông tin cơn bão cho người dân biết để phòng tránh.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý việc chuẩn bị tiêu thoát nước ở khu vực đô thị, đặc biệt ở Hà Nội. Các cơ quan chức năng của thành phố này phải rà soát các công trình xây dựng, hệ thống cống, trạm bơm chống ngập trong mưa.

Xem thêm
Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đội Bình nghĩa sĩ Hà thành muôn thuở chẳng phai mờ

Ông Đặng Đình Tân - nguyên Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ cho biết, để ghi công cụ Đội Bình, tổng Đại Bối đổi tên thành tổng Đội Bình, nay là xã Đội Bình.

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.