| Hotline: 0983.970.780

Bến Tre chi tiền tỷ nghiên cứu khống chế sâu đầu đen trên dừa

Thứ Năm 25/02/2021 , 09:59 (GMT+7)

Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre vừa có quyết định chi gần 1 tỷ đồng để khống chế sâu đầu đen lây lan, gây hại trên cây dừa.

Trước thiệt hại nặng nề do sâu đầu đen gây ra trên cây dừa, ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch Bến Tre đã có quyết định chi gần 1 tỷ đồng để khống chế sâu đầu đen. Ảnh: Minh Đãm.

Trước thiệt hại nặng nề do sâu đầu đen gây ra trên cây dừa, ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch Bến Tre đã có quyết định chi gần 1 tỷ đồng để khống chế sâu đầu đen. Ảnh: Minh Đãm.

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre giao nguồn vốn cho Sở Khoa học và Công nghệ ký kết với Trường Đại học Nông lâm TP. HCM nghiên cứu đánh giá mức độ gây hại của sâu đầu đen và xây dựng mô hình, đề xuất giải pháp quản lý, phòng trị theo hướng sinh học an toàn trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Để sớm khống chế sâu ăn lá dừa, ông Trần Ngọc Tam yêu cầu các đơn vị có liên quan triển khai các công việc trong 18 tháng, kể từ ngày 18/2/2021.

Trước đó, tháng 7/2020, trên địa bàn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre xuất hiện loại sâu lạ tấn công cây dừa. Chúng tấn công ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây dừa, gây thiệt hại từ 70 - 80% diện tích vườn dừa.

Đến nay, sâu đầu đen gây hại tại các huyện Bình Đại, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Chợ Lách và thành phố Bến Tre. Diện tích gây hại đến nay đã trên 50ha.

Bến Tre hiện có hơn 72.000ha đất trồng dừa, sản lượng trên 600 triệu trái/năm. Đây là nguồn thu nhập chính của phần lớn người nông dân tỉnh Bến Tre.

Vì vậy, từ khi phát hiện sâu này đến nay, ngành chức năng rất quan tâm và đang triển khai nhiều biện pháp khống chế.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bến Tre, sâu ăn lá dừa còn gọi là sâu đầu đen, có tên khoa học là Opisina arenosella Walker. Loại sâu này từng gây hại cây dừa ở Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan.

Xem thêm
Thành lập hợp tác xã để nâng tầm giá trị cầy vòi hương

QUẢNG NAM Từ một hộ ban đầu, đến nay, mô hình nuôi cầy hương đã lan rộng ra toàn xã với hàng trăm hộ nhờ giá trị kinh tế cao mà loài vật này mang lại.

Giao mặt nước biển để quy hoạch đối tượng nuôi thủy sản phù hợp

Nhà nước cần sớm ban hành quy hoạch không gian biển để giao mặt nước biển cho các vùng nuôi trồng thủy sản, từ đó lựa chọn đối tượng nuôi, mật độ nuôi phù hợp.

Giống cà chua ngoại hợp đất Mù Cang Chải, năng suất 100 tấn/ha

YÊN BÁI Giống cà chua Beef có nguồn gốc Israel được trồng bằng công nghệ cao, theo tiêu chuẩn VietGAP ở Mù Cang Chải cho năng suất lên tới 100 tấn/ha, chất lượng tốt, giá bán cao.