| Hotline: 0983.970.780

Bệnh lem lép hạt giai đoạn lúa trổ quản lý như thế nào?

Thứ Năm 26/11/2020 , 18:47 (GMT+7)

Bệnh lem lép hạt, đây là tên gọi chung của hiện tượng hạt lúa bị lửng hoặc lép, tức là bên trong ít hoặc rất ít gạo, nghiêm trọng hơn hoàn toàn không có gạo.

Bệnh lem lép hạt luôn là nỗi lo lớn trong canh tác lúa vì chúng đánh thẳng vào chặn đường về đích. Ảnh: Hoàng Vũ.

Bệnh lem lép hạt luôn là nỗi lo lớn trong canh tác lúa vì chúng đánh thẳng vào chặn đường về đích. Ảnh: Hoàng Vũ.

Hiện tại vụ Thu Đông 2020 ở ĐBSCL đã thu hoạch xong gần 50% diện tích, phần còn lại phân bố ở cả 4 giai đoạn từ đẻ nhánh đến chín và trong đó thì trổ - chín đang chiếm tỷ lệ cao nhất. Bên cạnh đó những ngày gần đây thời tiết diễn biến với xu hướng nắng nóng về trưa, có mưa rào rải rác vào chiều tối kèm theo ẩm độ không khí cao đã tạo nên điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát sinh cũng như xâm nhiễm của nhiều loại bệnh hại, trong đó nghiêm trọng và đáng lo ngại nhất có thể nói là lem lép hạt.

Bệnh lem lép hạt luôn là nỗi lo lớn trong canh tác lúa vì chúng đánh thẳng vào chặn đường về đích. Lem lép hạt tấn công trên tất các các giống lúa và ở mọi mùa vụ, nếu gặp phải mà không có giải pháp phù hợp khiến bệnh lây lan nhanh thì có thể mất trắng năng suất. Theo số liệu ghi nhận mới nhất từ Trung tâm BVTV phía Nam thì ở thời điểm hiện tại toàn vùng có khoảng 5.270 ha diện tích lúa bị nhiễm bệnh lem lép hạt với tỷ lệ bệnh phổ biến là 5 – 10% và 100 ha nhiễm nặng (trên 20%). 

Nhắc lại về khái niệm lem lép hạt, đây là tên gọi chung của hiện tượng hạt lúa bị lửng hoặc lép, tức là bên trong ít hoặc rất ít gạo, nghiêm trọng hơn là hoàn toàn không có gạo. Khi hạt lúa bị lửng hoặc lép, có thể kèm theo triệu chứng vỏ hạt và gạo bị đổi màu tùy theo tác nhân gây ra. Hạt lúa khi đã nhiễm bệnh nặng thì không những năng suất suy giảm mà chất lượng khi thu hoạch cũng sẽ rất thấp, ảnh hưởng kinh tế của bà con.

GS.TS Nguyễn Bảo Vệ cho biết: Từ khi bông lúa non bắt đầu được hình thành (tức là lúc có tim đèn) đến khi thu hoạch thì bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy ra hiện tượng lem lép hạt. Thông qua đây, chúng ta cũng phần nào thấy được sự nguy hại của loại bệnh này. Như bà con đều biết, bông lúa non bắt đầu được hình thành khi tim đèn xuất hiện, ngay từ lúc này trở về sau nếu có bất kỳ sự tác động bất lợi nào từ môi trường, sâu bệnh hại hay đơn giản hơn là không đủ nhu cầu dinh dưỡng cũng có thể khiến một phần hoặc cả bông lúa bị thoái hóa và không thể hình thành dạng hạt hoàn chỉnh.

Đến khi lúa vừa trổ, mặc dù hạt phấn và bầu noãn đã đầy đủ nhưng nếu lại phải hứng chịu những bất lợi thì sự thụ phấn cũng không thể diễn ra được, có thể do mưa, do gió mạnh, nhiệt độ khắc nghiệt, sâu đục thân và bệnh hại.

Bước thêm một chút đến lúc lúa có ngòi viết, tức là hình dạng bông lúa đã hình thành hoàn chỉnh nhưng chưa có diệp lục tố, nếu lúc này bị ảnh hưởng xấu từ nhiệt độ, môi trường và nguồn nước… thì diệp lục tố sẽ không được hình thành khiến cho bông lúa non không thể phát triển, cả bông lúa lép trắng sau khi trổ ra. 

Tiếp đến là tình trạng lem lép hạt khi lúa trổ – chín. Ở thời kỳ cực trọng này bộ ba lá đòng góp phần rất lớn trong việc hình thành năng suất vì sẽ là cổ máy quang hợp tạo tinh bột nhưng nếu đường bột muốn chuyển vào hạt thì phải đi vào bẹ lá, sau đó di chuyển xuống thân rồi mới vào hạt.

Chính vì cơ chế đó mà khi thân lúa hay lá lúa bị dịch hại tấn công xem như đường đi của nguồn tinh bột sẽ bị tắc nghẽn, khiến hạt bị lửng. Ngoài ra còn có thể do nấm, khuẩn tấn công trực tiếp lên hạt làm cho hạt bị tối màu hoặc nâu đen và lem lép, giảm phẩm chất. 

Để cây lúa đồng thời có được năng suất và phẩm chất cao, đặc biệt là không bị ảnh hưởng bởi lem lép hạt bà con cần hỗ trợ để cây lúa có được một sức khỏe tốt, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên theo dõi và quản lý dịch hại kịp thời và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho cây lúa ở giai đoạn đòng – trổ. Sau khi lúa trổ bà con cũng cần theo dõi thường xuyên để quản lý tốt các dịch hại tấn công vào thân, lá và hạt, đặc biệt phải ưu tiên bảo vệ bộ lá đòng. 

Để phòng ngừa bệnh lem lép hạt nông dân cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên theo dõi và quản lý dịch hại kịp thời ở giai đoạn đòng – trổ. Ảnh: Hoàng Vũ.

Để phòng ngừa bệnh lem lép hạt nông dân cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên theo dõi và quản lý dịch hại kịp thời ở giai đoạn đòng – trổ. Ảnh: Hoàng Vũ.

Bà con có thể sử dụng sản phẩm Chubeca 1.8SL của Công ty TNHH Thương mại Tân Thành. Đây là sản phẩm với nhiều công dụng tối ưu, phù hợp để sử dụng ở thời điểm cuối vụ. Chubeca 1.8SL là chế phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, đặc trị bệnh lem lép hạt và phòng trừ đạo ôn, khô vằn, cháy bìa lá trên lúa.

Đối với giống ngắn ngày bà con hãy sử dụng Chubeca 1.8SL ở giai đoạn trước và sau trổ, đối với các giống dài ngày thì bà con có thể phun bổ sung 1 lần khi lúa đỏ đuôi để tăng tính bảo vệ cho lúa. Chubeca 1.8SL với vai trò là kháng sinh thực vật sẽ giúp lá lúa dày và đứng, hạn chế mầm bệnh xâm nhập. Liều lượng sử dụng Chubeca 1.8SL là: 60 – 70ml/bình 25L với lượng nước phun từ 400 – 500L/ha.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.