| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt lúa Đông Xuân hiệu quả nhất

Thứ Hai 18/02/2019 , 10:05 (GMT+7)

Bệnh lem lép hạt là do tập đoàn nấm tấn công như Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Fusarium sp, Curvularia lunata, Microdochium oryzae, Phoma sp, Pyricularia oryzae, Sarocladium oryzae, Septoria sp, Tilletia barclayana, Ustilagonoides virens…

Theo thống kê, hiện nay có đến 12 loại nấm khác nhau gây nên bệnh này trên hạt lúa và đây chính là nguyên nhân gây lem lép hạt quan trọng nhất. Bệnh này làm biến màu vỏ hạt lúa, triệu chứng bệnh là những chấm nhỏ li ti màu nâu đen, hoặc là những mảng nâu bao phủ cả vỏ hạt; bệnh nặng làm toàn thể vỏ hạt nâu đen, hạt gạo bên trong bị lép hoặc bị biến màu, đôi khi có mùi mốc.

Bệnh lem lép hạt làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt lúa, bệnh gây hại từ trổ bông đến chín sữa và rơi vào những tháng có nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao, lượng mưa lớn và số ngày mưa nhiều. Trên thực tế hầu như không có giống lúa nào mà không bị bệnh lem lép hạt.

Theo anh Lâm Văn Quý, xã Tân Hưng, huyện Thốt Nốt, TP. Cần Thơ, năm nào trời âm u, có mưa nhiều cuối vụ, sáng se lạnh, ngày nắng ấm thì năm đó bệnh sẽ xuất hiện nhiều, khiến anh phải chủ động phun thuốc khi lúa bắt trổ xẹt và phun lại khi lúa trổ đều thì mới an tâm được.

Ông Trần Văn Đào, xã Tân Hưng, huyện Thốt Nốt, TP.Cần Thơ cũng cho biết: Khi lúa trổ xẹt thì tôi chủ động phun thuốc Mix Perfect 525SC (Ba mũi tên đỏ) cộng với thuốc Visen 20SC phun trước và sau trổ. Tôi không thấy bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt và bệnh do vi khuẩn xảy ra nữa, cây lúa phát triển tốt, lá đòng xanh, thẳng đứng, cuối năng suất đạt khá cao.

Để hạn chế bệnh thì bà con cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Trước khi âm ủ: hạt giống phải phơi khô, rê sạch và xử lý bằng nước muối để loại bỏ những hạt lép lửng. Bón phân đầy đủ, cân đối không bón nhiều phân đạm. Biện pháp xử lý bằng thuốc hóa học thì bà con sử dụng thuốc Mix Perfect 525SC do Công ty Cổ phần Thuốc Sát Trùng Việt Nam (VIPESCO) phân phối, với tác dụng nội hấp, thấm sâu nhanh và di chuyển mạnh, vì vậy hiệu quả rất cao và hiệu lực kèo dài, do có sự phối hợp của ba hoạt chất tiên tiến hiện nay, thuốc phòng trừ bệnh lem lép hạt và đạo ôn cổ bông, cổ gié, bà con sử dụng với liều 350ml cho một ha, nếu áp lực bệnh cao thì phun lại lần 2 cách nhau 5-7 ngày. Khi phun bà con nên kết hợp với thuốc trừ vi khuẩn Visen 20SC.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 2] Hỗ trợ tái đàn lợn sau dịch

Dịch tả lợn Châu Phi tạm lắng, tỉnh Bắc Kạn hỗ trợ người dân nhanh chóng tái đàn, sớm vực dậy ngành chăn nuôi vốn khánh kiệt khi dịch bệnh càn quét nhiều tháng qua.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.