| Hotline: 0983.970.780

Bệnh phấn trắng hại cây xoài

Thứ Sáu 08/11/2019 , 06:50 (GMT+7)

Xoài là một trong những cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, có rất nhiều loại dịch hại làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng trái.

Cây xoài bị bệnh phấn trắng gây hại.

Một trong những dịch hại nguy hiểm thường xuất hiện trong mùa xoài ra lộc nụ non là bệnh phấn trắng hại xoài.
 

Triệu chứng, tác hại

Bệnh gây hại giai đoạn xoài ra cành, lá non và nụ, hoa, quả non. Toàn bộ phần bị hại được phủ một lớp bột phấn trắng, nhất là chùm nụ hoa quả non. Các bộ phận non bị hại sau đó sẽ thối, khô và bị rụng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất xoài. Khi lá ở giai đoạn đã có màu xanh nhạt, bệnh có thể phát triển cả mặt trên của lá. Lúc bệnh nặng, lá sẽ nhăn nheo khô và rụng, làm cây mất sức.

Trong điều kiện vườn rậm rạp, ẩm thấp, nấm cũng lan sang các lá già, tuy các lá này ít khi bị rụng, nhưng nấm bệnh đã gây ảnh hưởng lớn đến quang hợp của cây. Bệnh cũng làm chậm tốc độ sinh trưởng, hoặc có thể gây chết cây ở những vườn xoài giai đoạn kiến thiết cơ bản, vườn nhân và vườn ươm giống, nếu không phòng trừ.
 

Tác nhân gây hại và điều kiện phát triển

Bệnh phấn trắng do nấm Oidium sp. gây ra. Bệnh gây hại cây xoài ở mọi lứa tuổi, từ vườn kiến thiết cơ bản, đến vườn đang kinh doanh. Bệnh thường gây hại nặng vào giai đoạn xoài bắt đầu ra lộc, nụ, hoa, quả non từ cuối đến đầu năm sau, nhất là khi môi trường có điều kiện mát lạnh, ẩm thấp và sương mù nhiều.
 

Một số biện pháp phòng trừ đã được áp dụng và cho hiệu quả cao

- Chọn các giống ít nhiễm bệnh để trồng.

- Vệ sinh vườn xoài (thu gom các bộ phận bị rụng lại rồi đốt, hoặc rải vôi rồi chôn lấp).

- Bón phân cân đối, hợp lý. Chú ý tăng cường lượng phân Kali. Bón thêm lượng Canxi như phân SPC-Cal (calcium nitrate) để giúp cải tạo đất.

- Thăm vườn thường xuyên trong giai đoạn ra lộc, nụ, hoa, quả non để từ đó có quyết định phòng trị thích hợp, kịp thời.

- Qua kinh nghiệm phòng trừ bệnh phấn trắng nhiều năm của người dân, cần chú ý phun phòng đúng lúc, nhất là ở các vườn cây có nguy cơ nhiễm bệnh cao, hoặc những vườn xoài năm trước đã bị bệnh nặng, dễ để lại nhiều tàn dư bệnh hại trên cây.

Tiến hành phun phòng ngừa trong giai đoạn xoài ra lộc, nụ, hoa, quả non từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Khi vườn bị bệnh, tiến hành phun 2- 3 lần/đợt, mỗi lần cánh nhau khoảng 7-10 ngày. Loại thuốc có hiệu quả và phổ biến hiện nay mà nông dân thường sử dụng là SULOX 80WP, hoặc CLEARNER 75WP.

- Khi phun thuốc cho xoài, cần sử dụng đủ lượng nước phun và cần có thiết bị phun thuốc tơi sương tận ngọn cây mới có hiệu quả.

- Vận động những vườn chung quanh cùng phòng trừ để giảm bớt nguồn bệnh, tránh lây lan lẫn nhau.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.