| Hotline: 0983.970.780

Bệnh thán thư hại sầu riêng

Thứ Sáu 26/07/2019 , 08:38 (GMT+7)

Bệnh thường gây hại trên lá sầu riêng. Lúc đầu, vết bệnh thường phát sinh ở mép hay chóp lá, sau đó lan vào phía trong.

07-40-08_thnthusurieng
Triệu chứng bệnh thán thư trên lá sầu riêng.

Triệu chứng và tác hại: Đặc điểm nhận dạng chung của vết bệnh thán thư trên lá của một số cây trồng là giữa phần lá bị bệnh và phần lá khỏe thường có một viền màu màu đen, tiếp đến là quầng màu vàng, rồi mới đến phần lá khỏe. Lá và đọt non bị bệnh sẽ bị khô cháy và rụng sớm. Bệnh nặng sẽ làm bộ lá bị hại và rụng nhiều, cây sẽ bị mất sức, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây.

Tác nhân gây bệnh và điều kiện thích hợp để bệnh phát sinh phát triển:

- Bệnh do nấm Colletotrichum sp. gây ra.

- Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện ẩm độ cao, sương mù nhiều. Đặc biệt bệnh thường xâm nhiễm mạnh ở giai đoạn đọt non, lá non mới mở trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Trong các vườn ít được chăm sóc, hoặc chăm sóc không tốt như bón phân không cân đối, dư đạm và thiếu vi lượng, vườn không được cắt tỉa cành vô hiệu, có tán lá rậm rạp, vườn bị rợp bóng, thiếu ánh nắng chiếu vào nên ẩm độ tăng cao thì bệnh thường nặng.

Các biện pháp phòng trừ:

- Trước khi vào vụ mới, cần vệ sinh vườn cây, trừ sạch cỏ dại, cắt tỉa cành sâu bệnh và cành vô hiệu nằm khuất trong tán lá cho thông thoáng tán cây, để ánh nắng chiếu vào dễ dàng nhằm hạn chế ẩm độ cao. Cắt tỉa hợp lý cũng giúp cho việc phun xịt thuốc phòng ngừa sâu bệnh được thuận lợi.

- Bón phân đầy đủ và cân đối, tránh bón thừa đạm. Tăng cường một số vi lượng cho cây bằng phân bón lá: TANO 601 vào giai đoạn trước khi cây ra hoa, để giúp cây tăng cường sức chống chịu với bệnh, tăng cường phân sự hóa mầm hoa, để có nhiều nụ hoa hơn, là điều kiện để tăng năng suất và chất lượng trái.

- Vào giai đoạn cây đang sinh trưởng mạnh, ra lá và đọt non, nếu gặp điều kiện ẩm độ cao, hoặc sương mù nhiều thì cần phun phòng ngừa bằng PYLACOL 700WP, hoặc CLEARNER 75WP, pha với liều lượng 300g thuốc/100 lít nước, để phun ướt đều tán cây. Trong mùa mưa, có thể phối hợp thuốc trên với dầu khoáng SK ENSPRAY 99EC để làm tăng và kéo dài hiệu lực của thuốc.

- Trong các giai đoạn sinh trưởng của cây, nếu phát hiện vườn chớm bị bệnh, thì có thể tiến hành phun thuốc 2 lần cách nhau 7-10 ngày.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.